Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nam thanh niên nguy kịch do viêm não mô cầu

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Người bạn cùng phòng phát hiện nam thanh niên trong trạng thái lơ mơ, không phản ứng khi được hỏi nên đã đưa anh ta đến bệnh viện ngay lập tức.

Thông tin trên báo Người Lao Động, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) vừa tiếp nhận nam bệnh nhân 22 tuổi (ở Bắc Ninh) nguy kịch do viêm não mô cầu.

Trước khi nhập viện, bệnh nhân có sốt, đau đầu. Sáng cùng ngày vào viện, bạn cùng phòng phát hiện anh lơ mơ, gọi hỏi không trả lời nên nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

Tại bệnh viện địa phương, bác sĩ thăm khám thấy người bệnh có biểu hiện nghi ngờ viêm màng não nên chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Người bạn cùng phòng phát hiện nam thanh niên trong trạng thái lơ mơ, không phản ứng khi được hỏi nên đã đưa anh ta đến bệnh viện ngay lập tức. Ảnh: Người Lao Động.

Theo bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), khi tiếp nhận, bệnh nhân có dấu hiệu viêm màng não đó là hôn mê, suy hô hấp, ban xuất huyết rải rác trên da.

Các xét nghiệm khẳng định bệnh nhân nhiễm vi khuẩn não mô cầu. Bệnh nhân được cách ly và điều trị tích cực. Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân dần tỉnh táo và đang trong quá trình cai máy thở.

VOV dẫn lời PGS.TS Nguyễn Kim Thư, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, nhấn mạnh: “Nhiễm não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc giọt bắn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết và nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong”.

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất hiện nay. Ảnh: Người Lao Động.

PGS Thư cũng cho biết thêm các triệu chứng thường khởi phát đột ngột như sốt, đau đầu, đau họng, buồn nôn, nôn. Bệnh nhân cũng có thể xuất hiện ban xuất huyết hoại tử hình sao trên da. Nếu tiến triển nặng, bệnh nhân có thể hôn mê, co giật, mất ý thức, nhiễm khuẩn huyết và tử vong nhanh chóng. Những đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi, thanh thiếu niên và người có hệ miễn dịch suy yếu.  Bệnh dễ bùng phát ở môi trường tập thể như trường học, ký túc xá, doanh trại, khu công nghiệp. Nghiên cứu cho thấy có tới 5–25% người lành mang vi khuẩn này trong mũi họng mà không biểu hiện triệu chứng.

Để phòng bệnh hiệu quả, BSCKII Nguyễn Nguyên Huyền – Giám đốc Trung tâm Phòng chống dịch – khuyến cáo: Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất hiện nay. Bên cạnh đó, cần duy trì thói quen vệ sinh cá nhân, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần với người bệnh và sử dụng thuốc dự phòng nếu có nguy cơ phơi nhiễm. Do bệnh diễn tiến rất nhanh, người dân cần đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tin nổi bật