Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nam sinh lớp 7 phải tháo ngón tay giữa vì chơi pháo tự chế

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Sau phát nổ, Tuấn được đưa đi cấp cứu trong tình trạng ngón 3 của tay trái dập nát hoàn toàn, một ngón bị dập nát phần mềm, máu chảy nhiều.

(ĐSPL) – Sau phát nổ, Tuấn được đưa đi cấp cứu trong tình trạng ngón 3 của tay trái dập nát hoàn toàn, một ngón bị dập nát phần mềm, máu chảy nhiều.

Tri thức trực tuyến dẫn lời ông Nguyễn Viết Đồng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cho biết, các bác sĩ vừa tiến hành tháo bỏ ngón 3 của bàn tay trái, nối gân và khâu phục hồi bảo tồn các ngón xung quanh cho bệnh nhân Trương Quang Tuấn, học sinh lớp 7, Trường trung học cơ sở Lâm Hợp, xã Kỳ Lâm, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

Dự kiến nạn nhân sẽ được xuất viện sau một tuần điều trị.

Nạn nhân đang được chăm sóc tại bệnh viện. Ảnh: CTV

Liên quan đến vụ việc trên, trao đổi trên VnExpress, chị Nguyễn Thị Diên (mẹ Tuấn) cho biết, khoảng 12h ngày 28/12, Tuấn cùng một số bạn hàng xóm chơi pháo tự chế bằng cách cạo đầu đỏ que diêm, cho vào van xe đạp rồi dùng đinh đóng mạnh xuống nền để gây tiếng nổ.

Làm nhiều lần nhưng không phát ra tiếng nổ, Tuấn bỏ thêm diêm vào van xe đạp rồi đóng mạnh xuống, van xe nổ bung khiến các ngón tay của cháu dập nát.

Ngay sau đó, Tuấn được đưa đi cấp cứu trong tình trạng ngón 3 của tay trái dập nát hoàn toàn, một ngón bị dập nát phần mềm, máu chảy nhiều.

Bác sĩ Nguyễn Quang Trúc, Trưởng khoa Chấn thương Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cho biết , tai nạn do pháo nổ tự chế rất nguy hiểm bởi ngoài sức công phá gây các vết thương, nó còn gây bỏng do tỏa ra nhiệt lượng lớn.

Hơn nữa, trong pháo tự chế có những hóa chất (phốt pho, lưu huỳnh) và người chơi thường phải tiếp xúc rất gần nên dễ bị các tổn thương nặng ở mặt, mắt, tay...khắc phục rất khó, báo Hà Tĩnh thông tin.

Điều 10, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định việc xử lí vi phạm về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời, đầy đủ quy định về kiểm tra định kỳ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được trang bị;

b) Vi phạm chế độ bảo quản các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

c) Cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm;

d) Lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa không còn giá trị sử dụng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;

b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

b) Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, làm hỏng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa;

c) Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa;

d) Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;

đ) Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

e) Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng;

g) Không giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

(tổng hợp)

Tin nổi bật