Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nam Định: Câu hỏi lớn về chất lượng sau hàng loạt cột điện đổ bất thường

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Sau cơn bão số 1, Nam Định là địa phương bị thiệt hại lớn nhất, trong đó có ngành điện. Hàng loạt cột điện mới được ngành thay thế bị đổ bất thường.

(ĐSPL) - Sau cơn bão số 1, Nam Định là địa phương bị thiệt hại lớn nhất, trong đó có ngành điện. Hàng loạt cột điện mới được ngành thay thế bị đổ bất thường có nghi vấn về chất lượng. Tuy nhiên đến nay, câu hỏi về vấn đề chất lượng vẫn là một ẩn số…

Hàng loạt cột điện đổ bất thường

Theo thống kê của công ty Điện lực Nam Định, sau cơn bão số 1, tổng ước tính thiệt hại ngành điện lên đến trên 90 tỉ đồng, trong đó, các huyện Ý Yên, Trực Ninh, Nam Trực là các huyện tâm bão đi qua chịu nhiều thiệt hại nhất.

Cũng theo con số từ ngành điện lực Nam Định, trên địa bàn tỉnh có tổng số 7.258/410.280 cột điện bị hư hỏng, trong đó số cột trung áp là 386/24.340 cột, số cột hạ áp là 6.872/385.940 cột. Điều đáng nói, trong số những cột điện bị hư hỏng trên có những cột điện trung áp mới được ngành điện thay thế và đưa vào sử dụng từ khoảng năm 2012. Được biết, số cột trung áp bị gãy đổ được sản xuất theo công nghệ mới, tên gọi là cột dưỡng lực.

Theo phản ánh của người dân địa phương, cột điện bị đổ chỉ trơ ra lõi thép nhỏ như ngón tay hoặc không có lõi sắt bên trong.

Cột điện đổ trơ lõi thép nhỏ như ngón tay.

Mời nhà sản xuất đi thẩm định?!

Trao đổi với PV báo ĐS&PL, ông Trần Quốc Đạt, Giám đốc công ty Điện lực Nam Định cho biết: “Theo quy định của bộ Công Thương cho phép sử dụng cột dưỡng lực. Đặc điểm của cột này là làm từ thép dưỡng lực, độ chịu lực của loại thép này hơn rất nhiều lần, lực chịu đựng sắt hơn gấp 3, 4 lần cột điện thường, nhưng đặc điểm của nó là đường kính nhỏ, chỉ có phi 5, phi 7, phi 10 và chính thức sử dụng loại cột này từ năm 2012 tại miền Bắc nên khi nhìn bằng mắt thường, người dân có sự nghi ngờ là điều dễ hiểu".

Ngoài ra, ông Đạt lý giải thêm: "Cũng phải nhìn nhận công tâm về vấn đề cột điện đổ, do cơn bão số 1 là cơn bão lớn, có mức độ di chuyển phức tạp. Hệ thống cột đổ đa phần ở nông thôn, mưa lớn có hiện tượng ngập úng lâu ngày có thể làm nền bị nhão. Đồng thời với gió lớn quật mạnh, có sự giằng xé nên dẫn đến đổ cột".

Ông Đạt cũng cho hay: “Qua xác nhận ban đầu, hai công ty cung cấp cột điện có số lượng cột đổ nhiều là công ty TNHH bê tông đúc sẵn Hà Nam và công ty đầu tư và xây lắp Trường Sơn. Sau khi sự việc xảy ra, công ty đã tiến hành thanh kiểm tra các cột điện bị gãy đổ”.

Trước thắc mắc của PV về việc thanh kiểm tra chỉ có hai bên là chủ đầu tư và công ty cung cấp cột điện có đảm bảo tính minh bạch, khách quan, Giám đốc công ty Điện lực Nam Định giải thích: “Khi thực hiện công tác thanh kiểm tra chất lượng cột điện, bên phía Điện lực Nam Định không chỉ có một thành phần tham gia mà có ba thành phần gồm đơn vị quản lý, đơn vị kế hoạch, bộ phận thanh tra pháp chế của công ty và phía công ty chế tạo cột điện”.

Trước đó, trao đổi với PV báo ĐS&PL, ông Trần Thanh Minh – PGĐ sở Công Thương tỉnh Nam Định cho hay: “Sở Công Thương Nam Định không có thẩm quyền kiểm định, rà soát chất lượng cột điện mà do ngành điện thực hiện. Sở Công Thương chỉ thẩm định, kiểm tra chất lượng công trình được phân cấp theo vốn của tỉnh. Sở chỉ tham gia vào ba công việc chính liên quan đến ngành điện bao gồm: Tổ chức quản lý, quy hoạch ngành điện; giám sát việc thực hiện quy hoạch và hỗ trợ tham gia công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho thực hiện thi công công trình điện”.

Theo ông Minh, chỉ bộ Công Thương mới có thẩm quyền thẩm tra, kiểm định chất lượng của những cây cột điện này. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, vấn đề về chất lượng những cột điện bị đổ vẫn là câu hỏi lớn!

DƯƠNG NHUNG

[mecloud]hRGqpzKJ6F[/mecloud]

Tin nổi bật