Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mỹ và Israel không thể sao chép công nghệ "rồng lửa" S-300 của Nga

(DS&PL) -

Hệ thống bảo vệ dữ liệu và các biện pháp an ninh, bảo mật ở tất cả các khâu đảm bảo rằng Nga sẽ tiếp tục độc quyền phát triển S-300.

Hệ thống bảo vệ dữ liệu và các biện pháp an ninh, bảo mật ở tất cả các khâu đảm bảo rằng Nga sẽ tiếp tục độc quyền phát triển S-300.

Hệ thống S-300 của Nga. Ảnh: Sputnik

Ông Igor Korotchenko, Giám đốc Trung tâm Phân tích Thương mại Thế giới, nhận định: "Hệ thống bảo vệ dữ liệu và các biện pháp an ninh, bảo mật ở tất cả các khâu thiết kế, sản xuất và cung cấp đảm bảo rằng Nga, với tư cách chủ sở hữu thiết kế S-300, sẽ tiếp tục độc quyền phát triển hệ thống phòng không này. Tất cả những suy luận ở Israel và Mỹ về rò rỉ công nghệ S-300 chỉ là những thông tin nhảm nhí".

Tuyên bố được đưa ra sau khi xuất hiện những nghi vấn cho rằng Mỹ và Israel có thể sao chép hệ thống phòng không S-300 của Nga.

Hệ thống phòng không S-300 hiện đang có trong biên chế quân đội Hy Lạp và Cyprus, hai quốc gia là thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Giám đốc Trung tâm Phân tích Thương mại Thế giới cũng lưu ý, Belarus từng chuyển giao hệ thống phòng không S-300 cho Mỹ từ những năm 1990.

Trước đó, ngày 2/10, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố: "Chúng tôi đã hoàn thành việc cung cấp cho các tổ hợp S-300 cho Syria, bao gồm tổng cộng 49 thiết bị như radar, hệ thống điều khiển bắn, xe chỉ huy và 4 xe phóng”.

Việc tăng cường phòng thủ cho Syria có thể ngăn chặn khả năng điều hướng vệ vinh, radar và hệ thống thông tin liên lạc của máy bay chiến đấu ở Địa Trung Hải. Ông Shoigu nói, điều này sẽ “làm dịu những cái đầu nóng và ngăn chặn họ có những hành vi gây nguy hiểm cho quân đội Nga”.

Trang tin The Drive của Mỹ hồi đầu tháng 10 cho rằng, khi Nga đã chuyển giao S-300 cho Syria, Mỹ có thể bắt đầu sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 F-22 và F-16CJ Viper thế hệ 4 trong các hoạt động trên không ở Syria.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, việc Nga bán hệ thống S-300 cho Syria sẽ khiến cho mức độ rủi ro về sự gia tăng căng thẳng tại khu vực này tăng lên.

Phát biểu với phóng viên tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York hôm 3/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gọi việc Nga cung cấp S-300 cho Syria là sự “leo thang nghiêm trọng”.

Phát biểu tại phiên họp của Ủy ban vũ trang Hạ viện về chiến lược của Mỹ tại Syria hôm 26/9, Thiếu tướng Scott Benedict, đại diện Ủy ban Tham mưu trưởng Quân đội Mỹ về các vấn đề Trung Đông cho rằng, quyết định chuyển giao hệ thống phòng không S-300 của Nga cho Syria là “sai lầm, dẫn đến tình trạng bất ổn”.

Trong khi đó, cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho rằng các kế hoạch của Nga cung cấp hệ thống tên lửa S-300 cho Syria sẽ là một động thái "leo thang đáng kể" của Moscow.

Trong khi đó, Israel, đồng minh chủ chốt của Mỹ trong cuộc chiến Syria cũng lên tiếng phản đối quyết định của Nga.

Bộ trưởng quốc phòng Israel Avigdor Lieberman tuyên bố nước này sẽ không dừng các chiến dịch ở Syria dù Nga vừa bàn giao S-300 cho Syria.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật