Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mỹ và châu Âu "bơm tiền" như nước, ngành công nghiệp vũ khí Ukraine trở mình thần tốc

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Nguồn tài trợ từ các đối tác có thể tạo ra "một bước ngoặt lớn đối với ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine".

Tăng tốc sản xuất vũ khí nội địa

Trước khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, Ukraine hầu như không sản xuất bất cứ loại vũ khí nào cho lực lượng vũ trang và chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp có từ thời Liên Xô cũng như sự hỗ trợ từ các đối tác quốc tế. Tuy nhiên, giờ đây Kiev đang tự sản xuất máy bay không người lái, đạn pháo và tên lửa... với tốc độ chóng mặt để bổ sung cho kho vũ khí của mình.

Vào tuần trước, tại Diễn đàn Công nghiệp Quốc phòng Quốc tế, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết, ngành công nghiệp quốc phòng của nước này đã tăng gấp ba lần sản lượng vũ khí vào năm 2023 và tăng gấp đôi con số đó trong 8 tháng từ đầu năm đến nay.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cho biết, Kiev đã phân bổ khoảng 4 tỷ USD cho ngành công nghiệp vũ khí. Còn Bộ trưởng Kinh tế Yulia Svyrydenko nói rằng, Ukraine vẫn có thể đẩy mạnh năng

Các binh sĩ Ukraine tham dự một buổi lễ trao vũ khí và thiết bị quân sự hạng nặng ở Kiev năm 2018. Ảnh: Getty

Ukraine đã nhận hàng chục tỷ USD tiền hỗ trợ an ninh kể từ khi xung đột nổ ra, trong đó, Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất với hơn 53 tỷ USD. Nhưng khi các cuộc giao tranh trở nên ác liệt hơn, ngành công nghiệp quốc phòng của nước này đang đóng góp nhiều khí tài quân sự hơn cho lực lượng ở tiền tuyến. Những nỗ lực sản xuất trong nước đã bổ sung cho kho vũ khí vốn phụ thuộc lớn vào nguồn nước ngoài.

Ukraine đang hối thúc các đối tác cấp phép để có thêm khả năng tấn công tầm xa trong cuộc chiến chống lại Nga, nhưng Mỹ vẫn ngần ngại cho phép Kiev sử dụng những loại vũ khí tầm xa mà họ cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga vì lo ngại leo thang căng thẳng. Trước bối cảnh đó, Tổng thống Ukraine Zelensky đã tuyên bố rằng, nước này hiện đang phát triển tên lửa đạn đạo mới.

“Nguồn tiền chảy vào ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine có thể sớm tăng mạnh. Có một số quốc gia sắp công bố việc sử dụng cơ chế tương tự trong tương lai, hoặc tự đầu tư hoặc đề nghị Đan Mạch đầu tư”, quan chức nêu trên lưu ý.

Giới chức Ukraine hy vọng nước này sẽ trở thành một nước xuất khẩu vũ khí lớn khi nhu cầu của chính họ được đáp ứng đầy đủ. Các công ty quốc phòng Ukraine đã ký một số thỏa thuận với các công ty phương Tây cho phép nước này sản xuất chung máy bay không người lái và đạn dược, đồng thời thành lập các cơ sở sửa chữa thiết bị của phương Tây.

Lính pháo binh Ukraine tham chiến tại mặt trận Zaporizhzhia hồi tháng 8. Ảnh: Getty

Sự hỗ trợ từ EU

Các nhà lãnh đạo châu Âu đã tăng cường hợp tác quốc phòng với Ukraine, đồng thời tìm cách duy trì nguồn tài trợ cho nước này trước một cuộc chiến đầy khốc liệt, trong bối cảnh cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đắc cử tổng thống lần thứ hai và sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraine đang suy yếu.

Mới đây, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về việc hỗ trợ Ukraine khoản vay lên tới 35 tỷ euro, theo kế hoạch trước đó của Liên minh này và Nhóm G7, được lấy từ tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga đang bị châu Âu đóng băng.

Số tài sản của Nga trị giá khoảng 210 tỷ euro, đã bị kẹt lại ở 27 quốc gia EU, trong đó phần lớn được công ty lưu ký Euroclear của Bỉ nắm giữ. Với thỏa thuận đạt được hôm 9/10, EU có thể dựa vào các khoản dự trữ ngân sách của mình trong trường hợp các hạn chế đối với tài sản bị dỡ bỏ.

Đề xuất cho vay của Ủy ban cũng cần được Nghị viện châu Âu chấp thuận vì nó liên quan đến ngân sách của khối. Các nhà lập pháp EU dự kiến sẽ bỏ phiếu về gói này vào ngày 22/10 tới.

Châu Âu đã tăng cường hợp tác quốc phòng với Ukraine. Ảnh minh họa

Hiện Mỹ và châu Âu đã chi hàng tỷ USD để mua vũ khí để hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, nhưng ngành công nghiệp của quốc phòng của Kiev vẫn phải nỗ lực rất nhiều để bắt kịp nhu cầu của quân đội nước này.

“Châu Âu dường như nhận ra rằng họ rất khó sản xuất đủ vũ khí mà Ukraine cần và cách dễ nhất là để Ukraine tự chế tạo vũ khí cho riêng mình. Nếu Ukraine có vật liệu và kinh phí, họ có thể tự sản xuất nhanh hơn nhiều”, một nhà ngoại giao châu Âu nhận định.

Ông Ian Lesser, Phó Chủ tịch Quỹ Marshall Đức (trụ sở tại Mỹ) cho rằng: “Đầu tư vào ngành vũ khí Ukraine sẽ tạo ra sự linh hoạt hơn và mang lại nhiều lợi ích hơn cho Kiev trong thời gian ngắn. Điều này có lẽ làm giảm bớt một số áp lực đối với hoạt động sản xuất quốc phòng ở các nước phương Tây”.

“Nhưng vấn đề quan trọng cần phải xem xét là không giải pháp nào trong số này có thể thay thế việc cung cấp vũ khí do phương Tây sản xuất trên quy mô lớn cho Ukraine, xét đến tình hình an ninh bất ổn mà Kiev đang phải đối mặt. Đặc biệt, cần phải hội nhập Ukraine dần dần vào chuỗi cung ứng công nghiệp quốc phòng của phương Tây”, ông Lesser lưu ý. 

Ukraine đã ký các hợp đồng ban đầu với các công ty quốc phòng lớn như Rheinmetall của Đức hay tập đoàn vũ khí Pháp-Đức KNDS. KNDS là một trong số nhiều công ty phương Tây được ký hợp đồng với ngành công nghiệp Ukraine về việc sản xuất các loại đạn pháo 155mm theo tiêu chuẩn NATO - loại đạn rất cần thiết ở tuyến đầu.

Việc hợp tác với Ukraine mang lại lợi ích rõ rệt cho các công ty quốc phòng nước ngoài. Họ sẽ có cơ hội thử nghiệm sản phẩm trong cuộc xung đột và tiến hành những sửa đổi cần thiết, một số nhà phân tích lưu ý.

Binh sĩ Ukraine trên chiến trường. Ảnh: Reuters

Chuyến công du châu Âu của ông Zelensky

Trước tình hình xung đột ở Ukraine vẫn diễn biến phức tạp, Tổng thống nước này Volodymyr Zelensky đã thực hiện một loạt chuyến công du con thoi tới các nước châu Âu vào giữa tháng 10/2024, với mục tiêu rõ ràng là tìm kiếm hỗ trợ vũ khí và tài chính từ các đồng minh phương Tây.

Những điểm đến bao gồm London (Anh), Paris (Pháp), Rome (Italy) và Berlin (Đức), nơi ông Zelensky không chỉ tìm cách tăng cường năng lực quân sự cho cuộc chiến với Nga, mà còn nỗ lực củng cố quan hệ ngoại giao giữa Ukraine và châu Âu.

Loạt chuyến thăm trên cũng diễn ra trong bối cảnh Ukraine đối mặt với nhiều khó khăn lớn, đặc biệt là về tài chính và quân sự do xung đột kéo dài. Các đợt tấn công của Nga đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng trên mặt trận, trong khi nền kinh tế Ukraine bị suy yếu nặng nề. Trong khi đó, hỗ trợ từ phương Tây vẫn rất cần thiết để Ukraine có thể duy trì cuộc chiến.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky

Điểm đặc biệt trong chuyến công du lần này của ông Zelensky là nỗ lực tìm kiếm hỗ trợ vũ khí tầm xa từ các nước châu Âu. Ví dụ, ông Zelensky đã tới London để gặp Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thư ký NATO Mark Rutte. Tại đây, nhà lãnh đạo Ukraine đã đề nghị hỗ trợ tên lửa tầm xa Storm Shadow để tăng cường khả năng tấn công các mục tiêu quan trọng của Nga. Ông Zelensky cho biết trong cuộc gặp: “Chúng tôi đã thảo luận về kế hoạch chiến thắng và đã đồng ý cùng các đồng minh triển khai".

Dù vậy, không phải tất cả các quan chức châu Âu đều đồng thuận về việc cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa của họ để tấn công vào lãnh thổ Nga.

Có thể nói, dù các quốc gia châu Âu vẫn cam kết hỗ trợ Ukraine, nhưng rõ ràng họ cũng đang đối mặt với những khó khăn nội bộ về kinh tế và chính trị. Một cuộc thăm dò từ Eurasia Group cho thấy phần lớn người dân ở Tây Âu phản đối leo thang xung đột với Nga. Tuy nhiên, trong khi nền kinh tế châu Âu đang gặp khó khăn, các quốc gia này vẫn tiếp tục chi hàng tỷ euro để hỗ trợ Ukraine.

Chưa thể sánh ngang với nền công nghiệp quốc phòng của Nga

Một số chuyên gia quân sự nhận định, ngay cả khi được bơm tiền từ bên ngoài, ngành vũ khí của Ukraine vẫn chưa thể sánh ngang với nền công nghiệp quốc phòng của Nga – vốn được coi là một trong những nhà sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới.

"Ukraine vẫn cần sự hỗ trợ đáng kể của phương Tây trong vài năm tới để chống lại Nga và giành lại các khu vực chiến lược quan trọng mà lực lượng Nga hiện đang kiểm soát", Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Washington lưu ý.

Theo quan chức Ukraine, ngành quốc phòng nước này đang trải qua sự tăng trưởng mạnh mẽ. Ukraine đang trên đà sản xuất khoảng 1,5 triệu máy bay không người lái (UAV) trong năm nay và có khả năng sản xuất thêm 2,5 triệu chiếc nữa, Tổng thống Zelensky khẳng định. Hôm 13/10, Hà Lan cũng tuyên bố sẽ đầu tư 440 triệu USD vào việc phát triển máy bay không người lái tiên tiến cho Ukraine.

Công nhân Ukraine sửa chữa và sử dụng xe tăng vào ngày 13/2 tại một nhà kho ở miền đông Ukraine. Ảnh: Getty

Trong khi đó, hồi tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Nga sẽ sản xuất 1,4 triệu máy bay không người lái trong năm nay. Máy bay không người lái đã trở thành một thành phần quan trọng trong kho vũ khí của Ukraine và Nga. Cả hai bên đều sử dụng rộng rãi phương tiện này dọc theo tuyến đầu, cũng như tiến hành các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng quân sự của nhau.

Ukraine ngoài sản xuất UAV cũng cần một số lượng lớn vũ khí và đạn pháo. Dù Kiev hiện đã giành quyền kiểm soát một số khu vực ở tỉnh Kursk của Nga, thì ở những nơi khác, họ vẫn tiếp tục để mất lãnh thổ. Tuần trước, quân đội Ukraine đã buộc phải rút khỏi thị trấn Ugledar ở miền đông, do thiếu nhân sự, trang thiết bị và việc Nga cải thiện chiến thuật, các binh sỹ Ukraine cho biết.

Tin nổi bật