Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mỹ tiếp tục chi 480 triệu USD phát triển nguyên mẫu vũ khí siêu vượt âm thứ hai

(DS&PL) -

Không quân Mỹ vừa chi 480 triệu USD cho nhà sản xuất vũ khí Lockheed Martin để bắt đầu thiết kế nguyên mẫu vũ khí siêu vượt âm thứ hai.

Không quân Mỹ vừa chi 480 triệu USD cho nhà sản xuất vũ khí Lockheed Martin để bắt đầu thiết kế nguyên mẫu vũ khí siêu vượt âm thứ hai.

Phương tiện lướt siêu vượt âm X-51A của Mỹ. - Ảnh: USAF.

"Hôm nay (13/8), Không quân đã trao một hợp đồng trị giá 480.000.000 USD cho Lockheed Martin để bắt đầu thiết kế một nguyên mẫu vũ khí siêu vượt âm thứ hai. Hợp đồng bao gồm các giai đoạn thiết kế, thử nghiệm và hỗ trợ sẵn sàng sản xuất mẫu vũ khí này", Sputnik dẫn thông báo của Không quân Mỹ ngày 13/8.

Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng 2019 (NDAA) của Mỹ, được Tổng thống Donald Trump phê duyệt, có điều khoản yêu cầu Lầu Năm Góc đẩy mạnh chương trình phòng thủ tên lửa siêu vượt âm và phải báo cáo cho Quốc hội nước này trong vòng 90 ngày.

Hồi tháng 4, không quân Mỹ cũng trao hợp đồng 930 triệu USD cho Lockheed Martin để phát triển nguyên mẫu vũ khí siêu vượt âm đầu tiên.

Cuộc đua phát triển vũ khí siêu vượt âm được tướng John Hyten, tư lệnh Bộ chỉ huy Chiến lược Mỹ (STRATCOM), đề cập hồi đầu năm nay. "Chúng ta không có biện pháp phòng thủ nào chống lại những vũ khí như vậy", ông Hyten tuyên bố trong cuộc điều trần trước quốc hội Mỹ về công nghệ vũ khí siêu vượt âm của Nga và Trung Quốc. 

Mô phỏng tổ hợp Avangard của Nga trong quá trình tấn công mục tiêu. Ảnh: Sputnik.

Hiện tại, vũ khí siêu vượt âm đang là xu thế chạy đua quân sự mới giữa các cường quốc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia quân sự, việc phổ biến rộng rãi công nghệ vũ khí siêu vượt âm có thể dẫn tới việc làm tăng nguy cơ xung đột và bất ổn, đặc biệt là khi những vũ khí siêu âm như HCM hay HGV được kết hợp với sức hủy diệt của vũ khí hạt nhân.

Còn theo một báo cáo của Tập đoàn RAND, hiện tại đang có ít nhất 23 quốc gia đang tích cực phát triển công nghệ siêu âm cho cả mục đích thương mại lẫn quân sự, trong đó Mỹ, Nga và Trung Quốc đang là những nước đứng đầu cuộc đua này. Tập đoàn RAND cũng tin rằng, chỉ trong vòng 10 năm tới, các tên lửa siêu vượt âm sẽ được sử dụng ngoài chiến trường.

Trung Quốc được cho là đang dẫn đầu thế giới về công nghệ vũ khí siêu vượt âm, ít nhất là trong việc ứng dụng loại vũ khí này cho chiến trường thực tế. DF-17 là tổ hợp tên lửa đầu tiên sử dụng đầu đạn siêu vượt âm trên thế giới, dự kiến được Bắc Kinh biên chế vào năm 2020.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật