Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mỹ tăng thuế thép và chiến tranh thương mại sẽ ảnh hưởng đến thế giới ra sao?

(DS&PL) -

Những động thái mới nhất về thuế thép và hợp kim của Tổng thống Donald Trump cho thấy dấu hiệu rất gần của một cuộc chiến tranh thương mại căng thẳng.

Những động thái mới nhất về thuế thép và hợp kim của Tổng thống Donald Trump cho thấy dấu hiệu rất gần của một cuộc chiến tranh thương mại căng thẳng.

Từ ngày 1/3, chính sách thuế mới chính thức được công bố đã gây nên một sự xáo trộn đáng kể trong nội bộ Nhà Trắng, các chiến lược kinh tế xuất khẩu thép của Trung Quốc cũng như nỗi lo của các quốc gia đối tác với Mỹ như Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU)…

Thông báo Tổng thống Trump sẽ giữ 2 ngoại lệ cho Canada và Mexico được xem là một bước lùi mềm mỏng và cũng là cách Mỹ tìm thêm các đồng minh phương Tây trong bối cảnh các quốc gia trong EU đang dần nghiêng về đối trọng Trung Quốc.

Tổng thống Trump trong buổi họp báo công khai chính sách thuế mới - Ảnh: Reuters

Bởi vậy, một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc này sẽ có một ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế thế giới, kéo theo nhiều nước tham gia.

Thị trường đầu tư và chứng khoán

Sự bất ổn trong các chính sách thương mại của Tổng thống Trump đã khiến các nhà đầu tư vốn đang lo ngại sau sự điều chỉnh của Ngân hàng Thế giới hồi tháng trước thêm băn khoăn. Theo chiến lược gia của UBS, chiến tranh thương mại sẽ làm giảm tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, đặc biệt với thị trường chứng khoán.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng hiện nay, thuế nhập khẩu thép và nhôm không có ảnh hưởng lớn tới toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp then chốt như máy móc, sản xuất ôtô… sẽ tăng chi phí. Các nhà đầu tư chứng khoán vốn nhạy cảm với thị trường đã nhanh chóng chuyển sang đầu tư cho các công ty nhỏ lẻ và phân mảnh đầu tư. Đây chắc chắn là tin tức không tốt lành với các tập đoàn lớn hàng đầu của Mỹ.

USD trượt giá

Thị trường tiền tệ nói chung và USD nói riêng luôn luôn bị hạ giá bởi các hình thức can thiệp thương mại và nỗ lực bảo vệ doanh nghiệp nội địa của chính phủ Mỹ.

Một nhà máy sản xuất thép tại Ontario, Canada - Ảnh: Reuters

Theo ước tính của TD Securities, các khoản thuế quan do Tổng thống George W. Bush và Bill Clinton đưa ra vào năm 2002 và 1995 đã dẫn đến việc USD tụt 15%. Nguy cơ lớn nhất đối với USD bắt nguồn từ sự xuất hiện của dòng chảy vốn. Không chỉ nước Mỹ phải lo lắng, các quốc gia có nguồn thu ngoại tệ phần lớn nhờ vào các giao dịch dầu mỏ bằng USD ở Trung Đông sẽ là các quốc gia đầu tiên chịu thiệt hại nếu chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang.

Quan hệ ngoại giao

Tác động tiềm tàng của thuế với các mối quan hệ ngoại giao rất rõ ràng và dễ thấy. Thuế suất áp dụng với nhiều quốc gia có thể gia tăng áp lực lạm phát, khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất và ảnh hưởng tiêu cực lên trái phiếu.

Đối thủ chính trong chiến tranh thương mại, đồng thời cũng là đối tác thương mại và chủ nợ lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc. Sự căng thẳng trong quan hệ ngoại giao sẽ dẫn đến thâm hụt trong xuất nhập khẩu giữa hai nước, thậm chí phá giá trái phiếu như một biện pháp trả đũa.

Hiện nay, giới chuyên môn đều cho rằng không phải là một thời điểm tốt cho các nhà đầu tư và các công ty khởi nghiệp thực hiện các dự án liên quan đến tín dụng và công nghiệp – 2 ngành kinh tế quan trọng trong thời kỳ cách mạng 4.0. Sự đình trệ này còn phụ thuộc lớn vào động thái của 2 cường quốc Mỹ và Trung Quốc.

Thu Phương (Theo Reuters)

Tin nổi bật