Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mỹ nữ đẹp nhất lịch sử Trung Hoa khiến cha con Tào Tháo mê mẩn, ủ mưu tranh cướp là ai?

(DS&PL) -

Nụ cười mỹ nữ Chân Mật từng làm ngất ngây biết bao người, đến nỗi cả ba người đàn ông nhà họ Tào là Tào Tháo, Tào Phi và Tào Thực đều ngất ngây.

Nụ cười mỹ nữ Chân Mật từng làm ngất ngây biết bao người, đến nỗi cả ba người đàn ông nhà họ Tào là Tào Tháo, Tào Phi và Tào Thực đều ngất ngây khiến tào gia sóng gió vì người đẹp.

Tào Tháo (155-220), tự là Mạnh Đức, là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong Trung Quốc. Ông là người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc. Ông được con trai truy tôn là Thái Tổ Vũ Hoàng đế. Tào Tháo có hai người con là Tào Phi và Tào Thực.

Tào Tháo nổi tiếng là kẻ háo sắc đến mức lấn át lý trí, sẵn sàng cướp mọi mỹ nhân mà mình muốn.

Mặc dù không ít lần "hạ thủ" với góa phụ, thiếu phụ, nhưng mỹ nhân được Tào Tháo ngưỡng mộ và khao khát hơn cả chính là nàng Chân Mật.

Chân Mật (hay còn gọi là Chân Lạc, 183–221), người Trung Sơn (nước Ngụy), nay là huyện Định Nguyên (tỉnh Hà Nam). Người đời thường truyền tụng nhau câu nói: “Giang Nam hữu Nhị Kiều, Hà Bắc Chân Mật tiếu” ý nói nếu vùng Giang Nam có Tiểu Kiều và Đại Kiều thì đất Hà Bắc có nàng Chân Mật, tài sắc đều thuộc hàng quốc sắc thiên hương.

Nhan sắc nàng Chân Mật. (Ảnh: Phim Tân Lạc Thần truyền kỳ).

Cha của Chân Lạc mất năm nàng 3 tuổi. Đến 9 tuổi, Chân Lạc trở nên vô cùng thông minh, biết cách tự học chữ đọc sách.

Sau này, khi đến tuổi thành thân, Chân Mật được bá chủ phương Bắc đương thời là nhà quân phiệt Viên Thiệu cưới về cho con trai Viên Hy.

Nhiều sách kể rằng, họ Viên dần dần bị Tào Tháo triệt hạ. Năm 204, quân Tào Tháo chiếm được thủ phủ của Ký Châu, Chân Mật đã lọt vào tay quân Tào. Khi thắng trận, Tào Phi - con trai Tào Tháo - dẫn quân xông thẳng vào nhà họ Viên thì thấy vợ Viên Thiệu và Chân Mật đang ôm nhau khóc.

Thấy đầu bù, mặt nhọ, Tào Phi đã kéo nàng Chân lại gần, dùng ống tay áo nhẹ nhàng lau mặt cho nàng và tự nhiên xúc động thốt lên “Thật là một tiên nữ!”. Sau đó, Tào Phi hứa sẽ bảo toàn cho cả gia đình.

Nhiều chính sách khác lại kể rằng, vì nghe đồn về nhan sắc kiều diễm của Chân thị, chính Tào Tháo rất thèm khát nên khi đem quân triệt hạ họ Viên đã có ý định chiếm lấy nàng về mua vui cho mình. Vì thế, ông ta ra lệnh không ai được xâm phạm đến gia quyến nhà họ Viên.

Thật không may là cậu con trai nhanh chân hơn đã chiếm được người đẹp, khiến Tào Tháo tuy tiếc đứt ruột vẫn phải cưới nàng cho con trai mình.

Thân là bậc làm cha, Tháo vốn không thể cướp đoạt vợ của con mình. Hơn nữa Tào Tháo với Viên Thiệu đều cùng một thế hệ, chiếm đoạt con dâu của kẻ địch về làm vợ cũng là chuyện nực cười.

Cuộc hôn nhân của Chân Mật với Tào Phi có vài năm hạnh phúc. Chân Hoàng hậu sinh cho Phi một con trai và một con gái. Con trai bà chính là Ngụy Minh Đế Tào Duệ mà "kẻ diệt Ngụy" Tư Mã Ý rất e sợ và khâm phục.

Tuy nhiên, Chân Mật vốn lớn hơn Tào Phi tới 5 tuổi, nhan sắc không tránh khỏi suy giảm theo thời gian. Dần dần, Tào Phi chán ghét hoàng hậu và chuyển sang sủng ái các phi tần trẻ tuổi hơn.

Tào Thực vốn thầm yêu Chân Mật. Chân Mật vì bị Tào Phi lạnh nhạt nên trong tâm vô cùng khổ sở, cũng rất muốn có một tri kỷ, tri âm. Dù không nói ra nhưng cặp trai tài gái sắc ấy đã thầm cảm mến nhau. Tào Thực văn hay chữ tốt, tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn, Chân Mật cũng có lòng yêu thi ca, cái đẹp. Hai tâm hồn dung hòa với nhau nhưng cũng chỉ biết trao gửi qua những cái nhìn lén, cuối mắt đầu ngài mà thôi.

Chân Lạc vốn là người khảng khái, bà bất mãn với thái độ của Tào Phi và nhiều lần lên tiếng chất vấn, thậm chí làm thơ để phản đối nhà vua.

Hành động của Chân Hoàng hậu khiến Tào Phi nổi giận, cuối cùng quyết định ban cho một chén rượu độc. Chân Lạc qua đời bị Tào Phi ra lệnh lấy tóc che kín mặt mũi, mục đích để bà "xuống Âm phủ cũng không có mặt mũi gặp ai".

Mãi tới khi Tào Phi qua đời, Tào Duệ lên ngôi thì Chân Mật mới được truy phong làm Văn Chiêu Hoàng hậu. Sau khi Chân Mật mất, Tào Thực viết “Lạc thần phú”. "Lạc thần phú" mà Tào Thực viết về mỹ nhân này cũng trở thành tác phẩm nổi tiếng Trung Quốc suốt hàng nghìn năm.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật