Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mỹ lần đầu điều máy bay ném bom chiến lược B-1 tập trận chung với Ấn Độ

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Hai máy bay ném bom chiến lược B-1 của Không quân Mỹ sẽ tham gia cuộc tập trận không quân với Ấn Độ trong bối cảnh tình hình ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang dần xấu đi.

Tờ Times of India đưa tin, các phương tiện của Mỹ tham gia cuộc tập trận 'Cope India' sẽ bao gồm một phi đội máy bay chiến đấu F-15 E, máy bay ném bom chiến lược B-1, máy bay vận tải C-130 và C-17.

Cuộc tập trận được tiến hành tại Căn cứ Không quân Arjan Singh (Panagarh), Kalaikunda và Agra của Ấn Độ với mục đích tăng cường sự hiểu biết giữ hai lực lượng không quân và chia sẻ những kinh nghiệm tốt nhất của họ.

Trong đó, giai đoạn đầu tiên của cuộc tập trận đã bắt đầu vào ngày 10/4. Lực lượng Không quân Ấn Độ cho biết cuộc tập trận lần này sẽ tập trung vào khả năng di chuyển trên không và sẽ có sự tham gia của máy bay vận tải và lực lượng đặc biệt của cả 2 nước.

Tướng Kenneth S Wilsbach - chỉ huy Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ thông báo các máy bay ném bom B-1 và ​​máy bay chiến đấu F-15 E sẽ tham gia cuộc tập trận vào cuối tuần này.

Máy bay ném bom chiến lược B-1 của Mỹ. Ảnh: Air Force Times

Theo hãng tin PTI, hai máy bay ném bom B1 đã từng tham gia cuộc triển lãm Aero India ở Bengaluru vào tháng 2, nhưng đây sẽ là lần đầu tiên máy bay ném bom này tham gia một cuộc tập trận ở Ấn Độ.

B-1B Lancer là máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Không quân Mỹ. Máy bay chiến đấu này đi vào hoạt động năm 1986, có trọng tải bên trong lớn nhất và được coi là xương sống của lực lượng máy bay ném bom tầm xa của Mỹ. Loại khí tài này được dự kiến ​​sẽ tiếp tục được sử dụng cho đến năm 2040.

Nói về kịch bản an ninh khu vực, ông Kenneth cho biết mục tiêu của Mỹ cũng như các quốc gia có cùng quan điểm như Ấn Độ là đảm bảo một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở rộng.

“Chúng ta đang ở trong một phần của lịch sử. Mục tiêu của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là một khu vực tự do và cởi mở. Những gì bạn đang thấy là sự hợp tác chưa từng có giữa các quốc gia có cùng chí hướng. Ấn Độ là một trong số đó”, ông Kenneth nói

Mối quan hệ quốc phòng giữa Ấn Độ và Mỹ đang ngày càng được thắt chặt trong các năm qua với nhiều hiệp ước quốc phòng và an ninh qua trọng. Trong đó có Bản ghi nhớ về Thỏa thuận Trao đổi Hậu cần (LEMOA) vào năm 2016 cho phép quân đội hai nước sử dụng căn cứ của nhau để sửa chữa và bổ sung vật tư.

Ngoài ra, Washington và New Delhi cũng đã kí Thỏa thuận Bảo mật và Tương thích truyền thông (COMCASA) vào năm 2018 quy định khả năng tương tác giữa quân đội hai nước và cung cấp việc bán công nghệ cao cấp từ Mỹ sang cho Ấn Độ.

Vào tháng 10/2020, Mỹ và Ấn Độ đã ký kết thỏa thuận Hợp tác và Trao đổi cơ bản (BECA) nhằm thúc đẩy mối quan hệ quốc phòng song phương đồng thời chia sẻ các thông tin quân sự cấp cao, hậu cần và bản đồ không gian giữa hai nước.

Phương Uyên (The Time of India)

Tin nổi bật