Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mỹ hủy giao dịch 26.000 súng trường với Philippines

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Bộ Ngoại giao Mỹ hủy giao dịch 26.000 súng trường tấn công dự kiến bán cho cảnh sát quốc gia Philippines, sau khi Thượng nghị sĩ Ben Cardin phản đối.

(ĐSPL) - Bộ Ngoại giao Mỹ hủy giao dịch 26.000 súng trường tấn công dự kiến bán cho cảnh sát quốc gia Philippines, sau khi Thượng nghị sĩ Ben Cardin phản đối.

Mỹ hủy giao dịch 26.000 súng trường với Philippines, tiếp tục bày tỏ sự phản đối với cuộc chiến chống ma túy. Ảnh: Reuters

Hôm qua 31/10, một phụ tá của Thượng viện Mỹ nói với Reuters rằng Thượng nghị sĩ Cardin từ Đảng Dân chủ, thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện đã bày tỏ thái độ phản đối với hành động cung cấp vũ khí của Mỹ cho Philippines trước những lo ngại về vi phạm nhân quyền tại quốc gia Đông Nam Á này.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Philippines - một đồng minh lâu năm, đã trở nên phức tạp trong thời gian gần đây vì những lời lẽ cũng như tuyên bố có tính chất gây hấn của Tổng thống Rodrigo Duterte. Trong khi đó, Malina không hài lòng với Washington vì những lời chỉ trích liên quan đến cuộc chiến chống ma túy khiến hàng ngàn người thiệt mạng.

Hơn 2.300 người đã chết vì chiến dịch chống buôn lậu ma túy do Tổng thống Duterte khởi xướng.

Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo cho Quốc hội về doanh số bán vũ khí quốc tế trong các điều kiện khác nhau. Vị phụ tá từ Thượng viện cho biết ông Cardin phản đối quá trình thúc đẩy giao dịch bán 26.000 – 27.000 súng trường tấn công.

Hồi đầu tháng 10, ông Duterte nói Tổng thống Mỹ Barack Obama "biến đến địa ngục" và rằng Mỹ đã từ chối bán một số vũ khí cho đất nước mình, nhưng ông không quan tâm vì Nga và Trung Quốc luôn sẵn sang cung cấp.

Theo một số quan chức Mỹ, Washington đã và đang làm hết sức mình để bỏ qua những tuyên bố từ phía Duterte và cố gắng không tạo cái cớ cho nhiều cơn bộc phát của ông này.

Điều ước quốc tế về thương mại là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể của luật quốc tế, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thương mại quốc tế.

Căn cứ vào chủ thể, điều ước quốc tế được phân thành hai loại là điều ước quốc tế song phương và điều ước quốc tế đa phương.

Hiện nay, một số điều ước sau được áp dụng cho việc mua bán hàng hóa quốc tế là: Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế (còn gọi là Công ước CISG – United Nations Convention on Contracts for the International Sales of Goods) được ký ngày 11/4/1980 tại Viên, cho đến nay đã có hơn 60 nước phê chuẩn. 

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo RT)

Video tin tức được xem nhiều:

[mecloud]NyoY0CsvTJ[/mecloud]

Tin nổi bật