Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mỹ bắt đầu nghiên cứu tên lửa hành trình mới sau khi rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF

(DS&PL) -

Lầu Năm Góc xác nhận đã bắt đầu chế tạo các bộ phận cho một tên lửa hành trình phóng từ mặt đất mới sau khi rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Lầu Năm Góc xác nhận đã bắt đầu chế tạo các bộ phận cho một tên lửa hành trình phóng từ mặt đất mới sau khi rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Lầu Năm Góc xác nhận đang phát triển tên lửa hành trình mới. Ảnh: Getty

Vào ngày 1/2 vừa qua, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố không còn bị ràng buộc bởi INF và sẽ rút hoàn toàn khỏi hiệp ước này vào tháng 8/2019. Đáp lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng ra quyết định đình chỉ nghĩa vụ INF của Nga vào thời điểm một tháng sau đó.

Hôm qua (11/3), người phát ngôn Lầu Năm Góc Michelle Baldanza cho biết quá trình sản xuất thành phần của tên lửa hành trình phóng từ mặt đất (GLCM) mới đã bắt đầu. Kể từ thập niên 80 của thế kỷ trước, đây là lần đầu tiên Mỹ sản xuất vũ khí này. Đây là lần đầu tiên Mỹ chế tạo những vũ khí như vậy kể từ những năm 1980 khi các tên lửa hành trình được triển khai ở châu Âu trong một cuộc đối đầu căng thẳng chống lại tên lửa SS-20 của Liên Xô.

Bà Baldanza khẳng định Bộ Quốc phòng Mỹ bắt tay vào nghiên cứu và phát triển tên lửa phóng từ mặt đất mới từ cuối năm 2017 và “tuân thủ theo INF”. Trước đây, Mỹ mới chỉ thực hiện giai đoạn ban đầu của nghiên cứu nhưng khi không còn bị phụ thuộc vào INF thì Lầu Năm Góc đã mạnh dạn hơn trong nỗ lực phát triển vũ khí.

Nghiên cứu và phát triển này được thiết kế để có thể đảo ngược, nếu Nga quay trở lại tuân thủ đầy đủ và có thể kiểm chứng trước khi Mỹ rút khỏi hiệp ước vào tháng 8 thì có thể Lầu Năm Góc sẽ dừng các hoạt động liên quan.

Trong một vài năm qua, Nga đã liên tục phủ nhận việc phát triển một tên lửa tầm trung 9M729. Tuy nhiên, sau khi được tình báo Mỹ khẳng định về sự tồn tại của nó, Moscow lập luận rằng tầm bắn của tên lửa chỉ nằm dưới giới hạn 500km bị cấm theo hiệp ước INF. NATO và những người ủng hộ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đổ lỗi cho Nga về sự kết thúc của INF.

Cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Thomas Countryman từng tuyên bố thật đáng thất vọng khi các đồng minh châu Âu không gây áp lực nhiều hơn đối với Nga trước khi ông Trump rút khỏi INF. Tuy nhiên, thời điểm hiện nay cũng chưa phải là quá muộn để người châu Âu đưa ra một kịch bản hậu INF. Ông nói thêm rằng một thỏa thuận có thể được đưa ra về việc không triển khai tên lửa của Nga và Mỹ ở châu Âu, hoặc cam kết không chế tạo bất kỳ tên lửa tầm trung mới nào có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Guardian)

Tin nổi bật