Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Muốn hiến thận cho bạn nhưng gia đình không đồng ý: Phải làm gì?

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Bạn đọc Hoàng Thị Thái muốn hiến thận cho bạn bị tai nạn giao thông nhưng gia đình không đồng ý.

(ĐSPL) – Bạn đọc Hoàng Thị Thái muốn hiến thận cho bạn bị tai nạn giao thông nhưng gia đình không đồng ý. Trong trường hợp này, Thái có được hiến thận cho bạn hay không?

Bạn đọc hỏi: Chào luật sư, em là Hoàng Thị Thái, 23 tuổi, Thái Bình. Bạn em bị tai nạn giao thông cần ghép thận nên em muốn hiến thận cho bạn em. Tuy nhiên gia đình em không đồng ý. Mong luật sư tư vấn giúp:  Theo quy định của pháp luật, nếu không được sự đồng ý của gia đình thì em có được quyền hiến thận cho bạn em không? Sau khi hiến thận xong em có được hưởng quyền lợi gì không? Em cám ơn ạ!

Ảnh minh họa.

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, nếu không được sự đồng ý của gia đình thì bạn có được quyền hiến thận không?

Căn cứ Điều 33 Bộ luật Dân sự 2005, cá nhân có quyền được hiến bộ phận cơ thể của mình vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học. Việc hiến và sử dụng bộ phận cơ thể được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mổ, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 thì người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên, nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện về sức khỏe, đủ mười tám tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì bạn có thể hiến thận cho bạn của bạn mà không cần có sự đồng ý của gia đình.

Thứ hai, các quyền lợi bạn được hưởng sau khi hiến thận

Theo quy định tại Điều 17 Luật hiến, lấy, ghép mổ, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006, bạn được hưởng các quyền lợi sau:

- Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí;

- Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;

- Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế;

- Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

- Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể chế độ tài chính về khám sức khỏe định kỳ và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người đã hiến bộ phận cơ thể người.

Hi vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn được phương án thích hợp nhất để giải quyết những vương mắc của bạn.

Ai có thể tham gia vào danh sách hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người(tạng) tiềm năng?

- Bất ký ai đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đều có quyền hiến tặng mô, tạng khi còn sống hoặc đăng ký vào danh sách hiến tặng mô, tạng tiềm năng (Hiến tặng sau khi chết, chết não).

- Những người cao tuổi đều có thể hiến tặng một phần mô, tạng và giác mạc sau khi chết, chết não.

- Đừng bao giờ nghĩ mình không đủ sức khỏe hoặc quá già để đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não.

Pháp luật quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có quyền hiến mô, tạng bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết. (Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác).

* Cơ quan nào điều phối việc hiến, lấy, ghép mô, tạng của Việt Nam?

Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế, được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập có nhiệm vụ chính trong việc điều phối việc lấy, ghép mô, tạng để cứu chữa người bệnh theo đúng quy định của pháp luật và đạo đức.

Thạc sỹ, Luật sư Vũ Hồng Hoa

Hợp tác xã Luật Đống Đa

[mecloud] hVjzMfojaQ[/mecloud]

Tin nổi bật