Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Một thẩm mỹ viện có đang quảng cáo bất chấp pháp luật không?

(DS&PL) -

TVM, White Tami, quảng cáo, bất chấp, pháp luật không ó dấu hiệu quảng cáo, tư vấn và thực hiện dịch vụ không có trong giấy phép và phạm vi chuyên môn.

(ĐS&PL) Gần đây, Báo Đời sống & Pháp luật nhận được phản ánh của bạn đọc về việc một thẩm mỹ viện (tại Lý Nam Đế, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) có dấu hiệu quảng cáo, tư vấn và thực hiện dịch vụ không có trong giấy phép và phạm vi chuyên môn.

Thực hiện dịch vụ trái phép

Cụ thể, cơ sở này là Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ chỉ được cung cấp các dịch vụ làm đẹp như như: Tạo má lúm đồng tiền, xóa xăm cung lông mày, nâng cung lông mày, tạo hình gò má, tạo hình cằm chẻ, cằm lẹm, sửa da ở vùng mặt, vùng cổ; tạo hình mí mắt, mũi, môi, tai...

Do các dịch vụ xâm lấn cơ thể tiềm ẩn nhiều rủi ro an toàn đến sức khỏe con người nên cơ quan quản lý nhà nước cấm các cơ sở Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ thực hiện tại cơ sở các thủ thuật này: “Không được phẫu thuật tạo hình như: Nâng ngực; nâng vú; thu nhỏ quầng vú, núm vú; thu gọn thành bụng, mông, đùi; căng da mặt, mông, đùi; lấy mỡ cơ thể…”.

Theo đó, thủ thuật xâm lấn cơ thể, gây mê, tiêm truyền hóa chất…phải được thực hiện ở các bệnh viện với đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất, năng lực chuyên môn, đội ngũ bác sĩ.

Bất chấp những quy định của pháp luật là vậy, nhưng theo phản ánh của khách hàng và tìm hiểu của PV thì Thẩm mỹ viện này vẫn ngang nhiên coi thường pháp luật quảng cáo sai phép và tư vấn thực hiện dịch vụ nâng ngực trái phép, hút mỡ, cấy tế báo gốc...

Tương tự trên diễn đàn mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều tài khoản được giới thiệu là của cơ sở này cũng tường thuận trực tiếp những dịch vụ cấm nêu trên.Trên trang website của Thẩm mỹ viện này đã công khai tư vấn thực hiện nhiều dịch vụ trái phép như nâng ngực, hút mỡ và truyền tế bào gốc.

Qua một nhân viên tư vấn của tại cơ sở giới thiệu, bác sỹ sẽ sử dụng công nghệ nâng ngực nội soi, chỉ khoảng 2 ngày có thế tự đứng dậy đi lại được, túi ngực sẽ được bảo hành trọn đời. Và giá những gói nâng ngực sẽ có giá dao động từ 2.000 tới hơn 3.000 USD.

Câu hỏi đặt ra là những trang Website và mạng xã hội nêu trên có thực sự là của cơ sở này hay chỉ là sự mạo danh. Và nếu là sự mạo danh thì tại sao lại không báo cơ quan chức năng xử lý đơn vị mạo danh theo quy định của pháp luật.

Sai phạm cần xử lý nghiêm

Nói về tác hại của việc nâng ngực đối với sức khỏe và rủi ro đến mính mạng của con người, TS Nguyễn Huy Thọ, nguyên Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 cho biết chưa có trường hợp nào bị ung thư vú, có một trường hợp tăng tiết dịch muộn sau bốn năm đặt túi, khiến một bên ngực to ra bất thường.  Trường hợp này đã được xử trí nhưng trước các báo cáo về tỷ lệ ung thư vú ở phụ nữ sau đặt túi ngực tại Pháp và Mỹ, TS Thọ chia sẻ:

Có một báo cáo tổng hợp các nghiên cứu ở nước ngoài về ung thư vú sau đặt túi ngực mới được công bố ở Việt Nam. Nghiên cứu này thu thập tài liệu của 8 tác giả nước ngoài.  Loại ung thư được ghi nhận sau đặt túi ngực là u lympho ác tính tế bào khổng lồ.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Quang Trung - Trưởng phòng Quản lý hành nghề tư nhân, Sở Y tế Hà Nội cho báo chí biết, cơ sở này không được phép thực hiện các dịch vụ đại phẫu nâng ngực, thu ngực…

Căn cứ theo quy định tại Điều 74 Nghị định 158/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thể thao, du lịch và quảng cáo.Hiện tại các thẩm mỹ viện mượn danh bệnh viện để quảng cáo thực hiện nâng ngực, hút mỡ, tạo hình thành bụng...đang diễn ra hết sức phức tạp trên địa bàn. Sở sẽ rà soát, kiểm tra và xử lý nghiêm khắc những trường hợp cố tình vi phạm.

Điều 74 ghi rõ chế tài xử lý vi phạm các quy định về quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không đúng hoặc quá phạm vi chuyên môn được ghi trong Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thiếu nội dung về phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo, môi giới việc mua, bán bộ phận cơ thể người.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Thiết nghĩ, Sở Y tế Hà Nội cần sớm vào cuộc xác minh làm rõ, nếu quả thực cơ sở này có đang cố tình quảng cáo, dịch vụ cấm nêu trên thì cần xử lý nghiêm theo quy định, còn nếu có đơn vị, cá nhân mạo danh vi phạm pháp luật thì cũng cần công khai kết quả xử lý nghiêm và đưa ra cảnh báo để tránh người tiêu dùng bị lừa dối. 

Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với cơ quan chức năng và thông tin đến bạn đọc.

Nhóm PV/Sức Khỏe 365

Tin nổi bật