Ăn hạt dẻ có tác dụng gì?
Hạt dẻ - vua của các loại hạt có nhiều công dụng với sức khỏe. Ảnh minh họa
Thông tin từ báo Sức khỏe & Đời sống, theo nghiên cứu khoa học, hạt dẻ là loại quả khô duy nhất có chứa vitamin C, ngoài ra, nó còn giàu tinh bột và các thành phần dinh dưỡng khác như: Omega-3, protein, lipit, vitamin B1, B2, khoáng chất,….
Một số nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng hạt dẻ là siêu thực phẩm có tác dụng kháng viêm và bảo vệ tim mạch hiệu quả khi chứa hàm lượng chất Omega-3 cao.
Ngoài ra, hạt dẻ còn giàu axit béo không bão hòa, các khoáng chất có khả năng phòng và trị bệnh cao huyết áp, động mạch vành, xơ cứng động mạch…
Ngoài ra, hạt dẻ còn là một thực phẩm bổ dưỡng cao cấp giúp kéo dài tuổi thọ, chống lão hóa, cung cấp nhiệt năng cho cơ thể, cải thiện dạ dày, chắc xương, điều trị hen suyễn, đau nhức chân tay...
Những thực phẩm “đại kỵ” với hạt dẻ
Thịt bò
Thịt bò và hạt dẻ là 2 loại thực phẩm không nên kết hợp cùng nhau. Ảnh minh họa
Theo báo Tiền Phong, ăn hạt dẻ với thịt bò có thể gây nên các triệu chứng đầy bụng, nôn mửa, khó tiêu. Các vitamin trong hạt dẻ dễ dàng phản ứng với các nguyên tố vi lượng trong thịt bò, làm suy yếu giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ, và chúng không dễ tiêu hóa.
Đậu phụ
Đậu phụ chứa magie clorua và canxi sunfat, trong khi hạt dẻ chứa axit oxalic, khi hai loại thực phẩm gặp nhau sẽ tạo ra magie oxalat và canxi oxalat. Hai chất kết tủa màu trắng này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể mà còn dễ dẫn đến bệnh sỏi thận.
Hạnh nhân
Vì trong hạt hạnh nhân có chứa hàm lượng chất béo cao và dễ gây tiêu chảy nên không thể ăn cùng với hạt dẻ, hạnh nhân là thực phẩm có tính nóng, nếu ăn nhiều sẽ gây hại cho xương và dễ gây tái phát bệnh đau xương ở người già. Nếu ăn hạt dẻ và hạnh nhân cùng lúc sẽ có hiện tượng đau bụng, nếu bạn bị bệnh đau dạ dày, ăn 2 thực phẩm này sẽ khiến bệnh dạ dày tái phát.
Thịt cừu
Hạt dẻ và thịt cừu không thể ăn cùng nhau là do các nguyên tố kim loại vi lượng trong thịt cừu sẽ tương tác hóa học với vitamin C trong hạt dẻ, từ đó phá hủy giá trị dinh dưỡng của vitamin C trong hạt dẻ. Nó cũng tạo ra chất lắng cặn mà cơ thể con người khó tiêu hóa và hấp thụ.
Những người nên hạn chế ăn hạt dẻ
Nên lưu ý những đối tượng không nên ăn hạt dẻ. Ảnh minh họa
Người già và trẻ nhỏ
Người cao tuổi có chức năng tiêu hóa kém và trẻ nhỏ không nên ăn quá nhiều hạt dẻ cùng một lúc vì nó có thể gây ra những triệu chứng như: đau bụng, khó tiêu, hóc nghẹn, tổn thương tì vị...
Những người này chỉ nên dùng 50-70gr hạt dẻ mỗi tuần để tốt nhất cho sức khỏe.
Người bị tiểu đường
Hạt dẻ chứa lượng tinh bột cao. Ảnh minh họa
Theo một thạc sĩ dinh dưỡng người Trung Quốc, hạt dẻ có chứa hàm lượng Carbonhydrate và cung cấp năng lượng cho cơ thể ở mức cao. Cụ thể, ăn 5 hạt dẻ tương đương với việc ăn 1 bát cơm trắng.
Do vậy, lượng tinh bột có trong hạt dẻ khá cao nên cần tránh ăn hạt dẻ để không làm lượng đường huyết tăng nhanh.
Uống bột sắn dây cực mát nhưng nhớ tránh xa những "đại kỵ" này
Người có bệnh dạ dày
Người có thâm niên bị bệnh dạ dày nếu ăn quá nhiều hạt dẻ sẽ làm sản sinh nhiều axit và tạo nên gánh nặng cho bộ phận này, từ đó dẫn đến xuất huyết dạ dày.
Người bị cảm lạnh
Người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân mắc chứng sốt rét, kiết lị, phụ nữ sau khi sinh cũng không nên ăn nhiều hạt dẻ, chỉ nên ăn không quá 10 hạt dẻ để tránh bị táo bón.
Nguyễn Linh (T/h)