Mới: Những yếu tố nguy cơ khiến trẻ mắc COVID-19 diễn biến nặng.
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định kèm Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có văn bản hướng dẫn riêng cho đối tượng này.
Có nhiều yếu tố nguy cơ khiến trẻ mắc COVID-19 diễn biến nặng.
Theo hướng dẫn, bệnh khởi phát với các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho khan, đau họng, nghẹt mũi/sổ mũi, mất vị giác/khứu giác, nôn và tiêu chảy, đau cơ, tuy nhiên trẻ thường không có triệu chứng.
Thống kê cho thấy, triệu chứng lâm sàng thường gặp: sốt (63%), ho (34%), buồn nôn/nôn (20%), ỉa chảy (20%), khó thở (18%), triệu chứng mũi họng (17%), phát ban (17%), mệt mỏi (16%), đau bụng (15%), triệu chứng giống Kawasaki (13%), không có triệu chứng (13%), triệu chứng thần kinh (12%), kết mạc (11%) và họng đỏ (9%).
Một số biểu hiện khác có thể gặp nhưng ít hơn là tổn thương da niêm (hồng ban các đầu ngón chi, nổi ban da…); rối loạn nhịp tim; tổn thương thận cấp; viêm thanh mạc (tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim); gan to, viêm gan; bệnh não (co giật, hôn mê hoặc viêm não).
Hướng dẫn cũng chỉ ra các yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng gồm: trẻ đẻ non, cân nặng thấp; béo phì, thừa cân; đái tháo đường, các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hoá; các bệnh lý phổi mạn tính, hen phế quản; ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi…); bệnh thận mạn tính; ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu; bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim, tăng huyết áp); bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần), bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác; các bệnh lý suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải; bệnh gan; bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác và các bệnh hệ thống.
Xác minh 13.600 người kê khai tài sản, chỉ một người không trung thực.
9 tháng đầu năm 2021, số người được xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập gần 13.600 người nhưng số người bị kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực chỉ có một người.
Theo thông tin báo chí mới nhất của Thanh tra Chính phủ, 9 tháng đầu năm 2021, toàn ngành đã triển khai gần 5.300 cuộc thanh tra hành chính và 140.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.
Ảnh minh họa.
Thanh tra Chính phủ cho biết số người đã kê khai tài sản, thu nhập trong kỳ là 542.111 người. Số người được xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập gần 13.600 người, số người bị kỷ luật do kê khai tài sản, thu nhập không trung thực là một người.
Các bộ ngành, địa phương đã tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội. Tiến hành kiểm tra trên 5.700 cơ quan, tổ chức, đơn vị, đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm và xử lý 115 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.
WHO cảnh báo nguy cơ thiếu 1-2 tỷ ống tiêm gây ảnh hưởng tiến độ tiêm phòng Covid-19.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa lên tiếng cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt 1-2 tỷ ống tiêm trên toàn cầu vào năm 2022 và điều này có thể ảnh hưởng tới tiến độ của chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 đang được triển khai rộng rãi khắp thế giới.
Nguy cơ thiếu ống tiêm ảnh hưởng đến tiến độ tiêm phòng COVID-19.
Phát biểu trong cuộc họp báo của Liên Hợp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 9/11, chuyên gia Lisa Hedman của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hối thúc giới chức y tế các nước cần lập rõ kế hoạch về nhu cầu sử dụng của từng nước để tránh rơi vào tình trạng hoảng loạn "tích trữ và thu mua" ống tiêm, tương tự tình trạng thiếu hụt khẩn cấp các trang thiết bị bảo hộ cá nhân khi đại dịch mới bùng phát.