Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mối nguy hiểm từ trào lưu "nhét tỏi vào mũi" trên Tiktok

(DS&PL) -

Thời gian gần đây, những video chia sẻ mẹo nhét tỏi vào mũi để trị chứng nghẹt mũi đang lan truyền trên TikTok. Tuy nhiên các chuyên gia sức khỏe cảnh báo nguy cơ từ phương pháp trị bệnh khác lạ này.

Được biết trào lưu "Garlic in nose" (nhét tỏi vào mũi) bắt nguồn từ phương Tây khoảng tháng 7/2020, nhưng thời gian gần đây được hưởng ứng mạnh mẽ trên mạng xã hội TikTok. Khi tìm kiếm hashtag #GarlicInNose trên nền tảng này cho kết quả hơn 94,9 triệu video.

Hàng loạt TikToker liên tục chia sẻ video cách dùng hai tép tỏi tươi bóc vỏ, cắt đầu, nhét vào mũi, sau 10-15 phút lấy ra khiến dịch nhầy trong mũi ào ạt chảy ra.

Tiêu biểu nhất là video của một nữ bác sĩ mới vào nghề chuyên điều trị các bệnh về mũi còn đăng tải video và cho rằng nhét tỏi vào mũi rất hữu hiệu, "mẹo này không gây nguy hiểm mà còn làm sạch xoang mũi". Video nhanh chóng thu hút hơn 21,5 triệu lượt xem.

Hàng loạt TikToker liên tục chia sẻ video cách dùng hai tép tỏi tươi bóc vỏ, cắt đầu, nhét vào mũi, sau 10-15 phút lấy ra khiến dịch nhầy trong mũi ào ạt chảy ra.

Nhiều người nghĩ rằng hành động trên sẽ giúp giảm tình trạng viêm xoang, nghẹt mũi, cải thiện hơi thở và tăng cường hệ thống miễn dịch.. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo cách làm này có thể gây nguy hiểm cho người thực hiện.

Jackie Santillan, 39 tuổi, ở thành phố Houston, bang Texas (Mỹ) đã chia sẻ trải nghiệm trong lần dùng tỏi nhét vào mũi mới đây của mình. Hôm đó, cô bị nghẹt mũi đến mức cảm thấy khó thở. Một người bạn đã gửi cho cô một video trên TikTok, theo Today.

Video này hướng dẫn người bị nghẹt mũi dùng 2 tép tỏi nhét vào 2 lỗ mũi. Cô đã lấy 2 tép tỏi lớn, cắt bỏ phần đầu và đuôi tép tỏi, lột vỏ rồi nhét vào 2 lỗ mũi. Cô Santillan giữ như thế trong khoảng 8 phút nhưng không thấy gì cải thiện.

"Tôi vẫn không thể thở lại bình thường và mũi tôi khi đó lại có mùi của tỏi", cô Santillan kể lại. Không còn cách nào khác, cô phải đến khám bác sĩ và được kê kháng sinh.

Chia sẻ với tờ The New York Post, phó giáo sư Erich Voigt đang công tác tại Khoa Tai - Mũi - Họng của NYU Langone Health, trung tâm y tế học hàng đầu nước Mỹ, cho biết, mẹo "nhét tỏi vào mũi" không phải cách trị viêm xoang hữu hiệu, mà ngược lại, còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy.

Các chất nhầy mới này sẽ tồn tại trong mũi với dịch đờm vón cục, không thể thoát ra do mũi bị bịt kín.

Phó giáo sư phân tích, nhét tỏi tươi vào mũi khiến cơ thể nhanh chóng sản sinh ra chất nhầy để đẩy tép tỏi và các thành phần hoá học có trong tỏi ra ngoài. Các chất nhầy mới này sẽ tồn tại trong mũi với dịch đờm vón cục, không thể thoát ra do mũi bị bịt kín.

"Hiểu một cách đơn giản, lượng dịch nhầy chảy ra ngoài khi rút hai tép tỏi, bạn thấy trong các video chỉ là lượng chất sinh ra do phản ứng của cơ thể. Không phải dịch nhầy do vi khuẩn hoặc virus có từ trước", ông Erich nói. Chưa kể nhét tỏi vào mũi rất dễ khiến da bị kích ứng, bỏng rát, chảy máu, bỏng khoang miệng và nhiễm trùng xoang nặng.

"Trong tỏi còn chứa các chất hoá học, rất dễ gây ra các phản ứng dị ứng, viêm da, kích ứng niêm mạc do màng nhầy. Đáng chú ý một miếng tỏi nếu kẹt trong khoang mũi quá lâu có nguy cơ gây nhiễm trùng nặng, buộc phải phẫu thuật", ông giải thích.

Vị bác dĩ cũng khuyên rằng, thay vì làm sạch lỗ mũi bằng tỏi với hy vọng ngăn chặn tình trạng sụt sịt do viêm xoang nên một số biện pháp thông mũi khác ít gây tổn thương hơn. "Xông mũi sẽ giúp làm loãng chất nhầy và có thể dùng nước muối sinh lý xịt trực tiếp để đẩy chất nhầy ra ngoài, rửa sạch mũi".

Thực tế, tỏi là một chất gây dị ứng phổ biến, vì vậy nếu một người có tiền sử dị ứng hoặc nhạy cảm với tỏi, tốt nhất nên tránh trào lưu này. Các phản ứng dị ứng có thể từ nhẹ đến nặng, bao gồm ngứa hoặc nóng ran trên da; sưng môi hoặc mặt; nổi mề đay; đau bụng và tiêu chảy; ho hoặc thở khò khè do lên cơn hen (nếu bệnh nhân bị hen).

Như Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật