Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mối nguy hại ẩn chứa khi bố mẹ đung đưa, rung lắc khi trẻ sơ sinh khóc

(DS&PL) -

Đung đưa, dỗ dành khi con sơ sinh khóc tiềm ẩm mối nguy hại lớn đối với tính mạng của bé. Cách chăm sóc sai lầm này đã từng khiến bé 3 tháng co giật, chấn thương sọ não.

Đung đưa, dỗ dành khi con sơ sinh khóc tiềm ẩm mối nguy hại lớn đối với tính mạng của bé. Cách chăm sóc sai lầm này đã từng khiến bé 3 tháng co giật, chấn thương sọ não.

Chăm sóc con cái nhất là trẻ sơ sinh thực sự không quá khó khăn nếu như các bậc cha mẹ luôn chú ý quan tâm và tìm hiểu những điều nhỏ nhặt nhất.

Thông thường, nhiều bậc cha mẹ hay có thói quen đung đưa, rung lắc dỗ dành khi con sơ sinh khóc. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, thói quen này ẩn chứa nguy hại lớn với tính mạng của bé. 

Theo các bác sĩ, sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh vẫn chưa ổn định, cơ xương ở cổ còn rất yếu, độ đàn hồi của dây chằng kém nên khó có thể tiếp nhận được sự chấn động do cơ thể bị rung lắc.

Do đó, việc rung lắc cơ thể trẻ diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến não va đập vào sọ não, dẫn đến tổn thương não. Trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt trẻ từ 0 – 8 tháng tuổi, dễ rơi vào tình trạng này, tỷ lệ tử vong cao đến 30.

Theo thông tin trên Khám phá, trước đó, một bệnh viện nhi thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã tiếp nhận một bệnh nhi 3 tháng tuổi bị chấn thương sọ não chỉ vì sai lầm của bố mẹ trong cách chăm sóc con.

Người mẹ của cháu bé này chia sẻ, con gái 3 tháng tuổi không hiểu vì lí do gì mà khóc rất nhiều và dai dẳng. Để dỗ con nín, hai vợ chồng đã thay nhau bế rồi đung đưa, rung lắc người con.

Sau một thời gian rung lắc bé để dỗ dành, người mẹ phát hiện mặt con nhợt nhạt và đôi khi lại hét lên một cách khó hiểu. Thậm chí bé bắt đầu triệu chứng nôn mửa, chân tay co giật nhưng họ vẫn chủ quan không để tâm. Cho đến khi con đột nhiên co giật, ý thức lơ mơ, chân trái, khóe miệng và mi mắt đều co giật. Cả hai vợ chồng mới nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

Các bậc cha mẹ nên bỏ ngay thói quen đung đưa, rung lắc dỗ dành khi trẻ khóc (Ảnh minh họa)

Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện đứa trẻ bị xuất huyết nội sọ. Dù đã cho thuốc nhưng bệnh nhi vẫn co giật nên họ đã quyết định chuyển lên bệnh viện tuyến trên.

Trí thức trẻ thông tin thêm, bé gái này sau đó được chẩn đoán chấn thương sọ não (sưng não, xuất huyết nội sọ), xuất huyết ở đáy mắt và thiếu máu trầm trọng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có liên quan đến “hội chứng rung lắc bé”. Các bác sĩ sau đó đã quyết định lọc máu và phẫu thuật dẫn lưu cho bệnh nhi. Rất may, sau hơn 10 ngày điều trị trong viện, sức khỏe của bé gái đã hồi phục rất tốt.

Hội chứng trẻ bị lắc (Shaken baby syndrome - SBS) còn gọi là tổn thương não lạm dụng (abusive head trauma, AHT), là một hội chứng hay gặp, có thể gây tử vong cho trẻ nhỏ nếu bị tổn thương não nặng.

Tùy theo mức độ tổn thương nặng hay nhẹ mà những triệu chứng xuất hiện như: nhẹ thì thấy trẻ giảm linh hoạt, lờ đờ, ngủ gà ngủ gật, không hoặc ít khi mỉm cười. Nặng hơn, trẻ sẽ không nhìn được, dễ co giật, nôn mửa. Trường hợp trầm trọng, trẻ có các biểu hiện ngừng thở, tím tái, hôn mê... khi đó, nếu không cấp cứu kịp, trẻ có thể tử vong.

Do vậy trong chăm sóc con cái, các bậc cha mẹ nên chú ý tránh những động tác xoay chuyển đầu trẻ một cách đột ngột. Ngoài ra cũng cần bỏ ngay thói quen đung đưa, rung lắc dỗ dành trẻ khi khóc.

Thúy Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật