Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mở phiên tòa xét xử nữ "đạo chích" sinh 10 con liên tục để trốn thi hành án

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Công việc chính của Kiều là trộm cắp tài sản, khi bị cơ quan điều tra bắt và tuyên phạt án tù, Kiều đã sinh liên tục 10 đứa con nhỏ để chốn thi hành án.

(ĐSPL) - Công việc chính của Kiều là trộm cắp tài sản, khi bị cơ quan điều tra bắt và tuyên phạt án tù, Kiều đã sinh liên tục 10 đứa con nhỏ để chốn thi hành án.

Theo báo Tri thức trực tuyến, ngày 11/1 TAND huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long) mở phiên tòa hình sự xét xử bị cáo Nguyễn Thị Kiều (44 tuổi, ngụ khóm 4, thị trấn Long Hồ) về hành vi Trộm cắp tài sản.

Như báo Dân trí đã thông tin, trước đó, vào ngày 19/5/2016, Kiều đột nhập vào nhà người dân ở ấp Long Thuận B (xã Long Phước, huyện Long Hồ) trộm 2 bộ lư đồng trị giá 15 triệu đồng. Bị người dân phát hiện báo cơ quan công an nên kiều bị mời lên làm việc.

Cáo trạng còn truy tố, vào cuối tháng 1/2016 đã đột nhập vào nhà người dân ở xã Bình Hòa Phước (huyện Long Hồ) lấy trộm bộ lư đồng trị giá 10 triệu đồng.

Nữ "đạo chích" Nguyễn Thị Kiều - Ảnh: báo An ninh thủ đô

Cũng theo báo Tri thức trực tuyến, tại phiên toà, Kiều đều không thừa nhận mình là người gây ra hai vụ trộm trên. Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo, yêu cầu Tòa tuyên Kiều không có tội trong vụ trộm ngày 19/5/2016 vì chưa đủ chứng cứ, không bắt quả tang. Còn vụ trộm ngày 27/1/2016, Kiều không yêu cầu luật sư bào chữa.

HĐXX giải thích, nếu bị cáo có yêu cầu luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình phải phải yêu cầu toàn bộ vụ án, chứ không được yêu cầu bảo vệ một vụ, trong khi bị cáo bị truy tố với hai lần trộm tài sản. Sau khi nghe HĐXX giải thích, bị cáo đã yêu cầu luật sư bào chữa toàn bộ vụ án.

Để đảm bảo quyền lợi cho bị cáo, HĐXX đã quyết định tạm hoãn vụ án lại để luật sư xem lại toàn bộ vụ án. Phiên tòa sẽ được mở lại vào ngày 10/2/2017.

Theo hồ sơ của cảnh sát, ngày 18/5/1990 Kiều bị Công an huyện Long Hồ bắt về hành vi trộm cắp tài sản. Ngày 9/6 và ngày 10/8/1995 Kiều bị Công an thị xã Vĩnh Long (nay là TP Vĩnh Long) bắt và xử phạt hành chính về hành vi trộm cắp tài sản.

Ngày 9/4/2001 bị Công an thị xã Vĩnh Long bắt về hành vi trộm cắp tài sản. Ngày 8/7/2012 bị Công an huyện Long Hồ bắt về 2 hành vi cướp giật tài sản và trộm cắp tài sản, bị xử phạt 15 tháng tù nhưng vẫn chưa thi hành án.

Lần nào mời đến cơ quan Công an làm việc, Kiều cũng viện lí do phải lo cho con đề trì hoãn. Kiều thuộc diện tái phạm nguy hiểm, đáng lẽ phải tạm giữ nhưng vì đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên cơ quan điều tra cho tại ngoại. Mỗi lần đến cơ quan công an lấy lời khai, Kiều đều dẫn theo ít nhất 2 đứa con nhỏ với lý do nhà không ai giữ. Cán bộ điều tra lấy lời khai thì, Kiều ngắt nhéo các con để đứa trẻ khóc um lên gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan điều tra. Tính đến nay, Kiều có 10 người con, nhỏ nhất mới sinh tháng 12/2015. 

Điều 138. Tội trộm cắp tài sản (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009):

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

c)  Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

(Tổng hợp)

Tin nổi bật