Ngày 26/7, 9 ngày sau khi chiếc máy bay MH17 bị bắn rơi trên vùng trời miền đông Ukraine khiến toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng, các điều tra viên của Hà Lan mới chính thức đặt chân đến hiện trường để bắt đầu điều tra.
Trước đó, một nhóm binh sĩ đặc nhiệm và quân cảnh Hà Lan cùng các đồng nghiệp Úc đã được triển khai tới Donetsk để tìm cách bảo vệ hiện trường máy bay rơi. Thế nhưng, trước khi họ tới nơi, 9 ngày là quãng thời gian quá đủ để hiện trường bị xáo trộn và các chứng cứ tối quan trọng bị tiêu hủy.
|
Chiến binh ly khai Ukraine ngăn cản đoàn xe của các điều tra viên quốc tế. |
Bởi vậy, ai là thủ phạm đã bắn lên quả tên lửa định mệnh tiêu diệt MH17, ai là người đã cung cấp giàn tên lửa này, và ai đã ra lệnh nhấn nút phóng tên lửa, những câu hỏi đó có thể mãi mãi sẽ không có lời giải đáp.
Theo kết quả điều tra sơ bộ, nhà chức trách Hà Lan nghi ngờ rằng quả tên lửa SA-11 từ giàn phóng di động Buk đã được phóng lên từ một cánh đồng ngô cách hiện trường máy bay rơi khoảng 20 km. Căn cứ để họ nhận định như vậy là ảnh chụp do tình báo Ukraine cung cấp về những vết cháy sém ở trên cánh đồng này, hậu quả của luồng khí nóng từ tên lửa phụt ra.
Vị trí giàn phóng này cùng trùng khớp với thông tin do tình báo Ukraine cung cấp cho thấy giàn phóng Buk trên được chuyển vào Ukraine từ rạng sáng hôm 17/7, khoảng 15 giờ trước khi MH17 bị bắn hạ, sau đó được đưa tới một địa điểm gần làng Pervomaiski. Cánh đồng ngô trên chỉ cách ngôi làng này vài trăm mét.
Các chuyên gia cho rằng cả hiện trường máy bay rơi lẫn nơi bị nghi ngờ là địa điểm phóng tên lửa đều phải được coi như hiện trường tội phạm và phải được bảo vệ, nghiên cứu chặt chẽ.
Thế nhưng phải mất nhiều ngày các điều tra viên mới có thể tiếp cận các hiện trường này, đủ cho những kẻ đã gây ra tội ác xóa dấu vết, đồng thời phản bác lại độ tin cậy của những thông tin tình báo do phía Ukraine cung cấp.
|
Các điều tra viên xem xét hiện trường dưới sự canh gác của quân ly khai. |
Ông Reed Foster, trưởng nhóm phân tích năng lực vũ trang tại trang phân tích tình báo IHS Jane’s Defence nhận định: “Giờ đây chúng ta gần như không thể biết được ai đã nhấn nút phóng tên lửa. Những bằng chứng tại hiện trường máy bay rơi không thể nói cho bạn biết người phóng tên lửa này là công dân Nga hay Ukraine.”
Ông này nói tiếp: “Nếu được tiếp cận và bảo vệ kịp thời, những dấu vết hóa chất nơi luồng khí tên lửa phụt ra trên cỏ cây bị cháy sém xung quanh sẽ nói lên nhiều điều. Xung quanh đó cũng có thể có nhiều dấu vết vô cùng quan trọng khác, chẳng hạn như vỏ và động cơ tên lửa có in số sê-ri sản xuất. Thế nhưng các chiến binh ly khai ở khu vực đó đã có thể chuyển những bằng chứng này đi nơi khác.”
Ngay cả khi tìm ra vỏ và động cơ tên lửa, các điều tra viên cũng chưa thể kết luận được điều gì, bởi cả hai phe trong cuộc xung đột ở miền đông Ukraine đều sở hữu loại tên lửa phòng không đầy uy lực này.
Hiện trường nơi máy bay rơi bị xáo trộn cũng gây khó khăn đáng kể cho cuộc điều tra. Ông Chris Yates, chuyên gia phân tích hàng không độc lập, người đã từng tư vấn cho nhiều vụ điều tra tai nạn máy bay nhận định: “Rất nhiều người đã giẫm đạp lên các bằng chứng ở hiện trường, các mảnh vỡ bị di chuyển, bị cắt nhỏ hoặc đem đi nơi khác, toàn bộ khu vực đã bị can thiệp, khiến cuộc điều tra có thể kéo dài hàng năm trời.”
|
Nhân viên cứu hộ Ukraine tìm kiếm xác nạn nhân trên đồng. |
Theo ông Yates, đáng lẽ ra trước khi các mảnh vỡ máy bay và thi thể hành khách được di chuyển, nhà chức trách phải xem xét, chụp ảnh và đưa ra những quy định cụ thể trong quá trình di chuyển để không làm xáo trộn hiện trường.
Đã có thông tin cho rằng các chiến binh ly khai ở miền đông Ukraine tìm cách phá hoại hiện trường bằng cách ném vào đó nhiều mảnh kim loại không liên quan đến chiếc máy bay để làm các điều tra viên bối rối.
Trong khi đó, phe ly khai Ukraine lại tuyên bố rằng họ chỉ cắt nhỏ các mảnh vỡ máy bay để có thể đưa được thi thể hành khách ra ngoài.
Cho đến nay, vẫn có tới 71 thi thể của hành khách và thành viên phi hành đoàn chưa được tìm thấy, bất chấp nỗ lực của các lực lượng giám sát và tìm kiếm quốc tế.
Ngày 26/7, 9 ngày sau khi chiếc máy bay MH17 bị bắn rơi trên vùng trời miền đông Ukraine khiến toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng, các điều tra viên của Hà Lan mới chính thức đặt chân đến hiện trường để bắt đầu điều tra.
Trước đó, một nhóm binh sĩ đặc nhiệm và quân cảnh Hà Lan cùng các đồng nghiệp Úc đã được triển khai tới Donetsk để tìm cách bảo vệ hiện trường máy bay rơi. Thế nhưng, trước khi họ tới nơi, 9 ngày là quãng thời gian quá đủ để hiện trường bị xáo trộn và các chứng cứ tối quan trọng bị tiêu hủy.
Chiến binh ly khai Ukraine ngăn cản đoàn xe của các điều tra viên quốc tế
Bởi vậy, ai là thủ phạm đã bắn lên quả tên lửa định mệnh tiêu diệt MH17, ai là người đã cung cấp giàn tên lửa này, và ai đã ra lệnh nhấn nút phóng tên lửa, những câu hỏi đó có thể mãi mãi sẽ không có lời giải đáp.
Theo kết quả điều tra sơ bộ, nhà chức trách Hà Lan nghi ngờ rằng quả tên lửa SA-11 từ giàn phòng di động Buk đã được phóng lên từ một cánh đồng ngô cách hiện trường máy bay rơi khoảng 20 km. Căn cứ để họ nhận định như vậy là ảnh chụp do tình báo Ukraine cung cấp về những vết cháy sém ở trên cánh đồng này, hậu quả của luồng khí nóng từ tên lửa phụt ra.
Vị trí giàn phóng này cùng trùng khớp với thông tin do tình báo Ukraine cung cấp cho thấy giàn phóng Buk trên được chuyển vào Ukraine từ rạng sáng hôm 17/7, khoảng 15 giờ trước khi MH17 bị bắn hạ, sau đó được đưa tới một địa điểm gần làng Pervomaiski. Cánh đồng ngô trên chỉ cách ngôi làng này vài trăm mét.
Các chuyên gia cho rằng cả hiện trường máy bay rơi lẫn nơi bị nghi ngờ là địa điểm phóng tên lửa đều phải được coi như hiện trường tội phạm và phải được bảo vệ, nghiên cứu chặt chẽ.
Thế nhưng phải mất nhiều ngày các điều tra viên mới có thể tiếp cận các hiện trường này, đủ cho những kẻ đã gây ra tội ác xóa dấu vết, đồng thời phản bác lại độ tin cậy của những thông tin tình báo do phía Ukraine cung cấp.
Các điều tra viên xem xét hiện trường dưới sự canh gác của quân ly khai
Ông Reed Foster, trưởng nhóm phân tích năng lực vũ trang tại trang phân tích tình báo IHS Jane’s Defence nhận định: “Giờ đây chúng ta gần như không thể biết được ai đã nhấn nút phóng tên lửa. Những bằng chứng tại hiện trường máy bay rơi không thể nói cho bạn biết người phóng tên lửa này là công dân Nga hay Ukraine.”
Ông này nói tiếp: “Nếu được tiếp cận và bảo vệ kịp thời, những dấu vết hóa chất nơi luồng khí tên lửa phụt ra trên cỏ cây bị cháy sém xung quanh sẽ nói lên nhiều điều. Xung quanh đó cũng có thể có nhiều dấu vết vô cùng quan trọng khác, chẳng hạn như vỏ và động cơ tên lửa có in số sê-ri sản xuất. Thế nhưng các chiến binh ly khai ở khu vực đó đã có thể chuyển những bằng chứng này đi nơi khác.”
Ngay cả khi tìm ra vỏ và động cơ tên lửa, các điều tra viên cũng chưa thể kết luận được điều gì, bởi cả hai phe trong cuộc xung đột ở miền đông Ukraine đều sở hữu loại tên lửa phòng không đầy uy lực này.
Hiện trường nơi máy bay rơi bị xáo trộn cũng gây khó khăn đáng kể cho cuộc điều tra. Ông Chris Yates, chuyên gia phân tích hàng không độc lập, người đã từng tư vấn cho nhiều vụ điều tra tai nạn máy bay nhận định: “Rất nhiều người đã giẫm đạp lên các bằng chứng ở hiện trường, các mảnh vỡ bị di chuyển, bị cắt nhỏ hoặc đem đi nơi khác, toàn bộ khu vực đã bị can thiệp, khiến cuộc điều tra có thể kéo dài hàng năm trời.”
Nhân viên cứu hộ Ukraine tìm kiếm xác nạn nhân trên đồng
Theo ông Yates, đáng lẽ ra trước khi các mảnh vỡ máy bay và thi thể hành khách được di chuyển, nhà chức trách phải xem xét, chụp ảnh và đưa ra những quy định cụ thể trong quá trình di chuyển để không làm xáo trộn hiện trường.
Đã có thông tin cho rằng các chiến binh ly khai ở miền đông Ukraine tìm cách phá hoại hiện trường bằng cách ném vào đó nhiều mảnh kim loại không liên quan đến chiếc máy bay để làm các điều tra viên bối rối.
Trong khi đó, phe ly khai Ukraine lại tuyên bố rằng họ chỉ cắt nhỏ các mảnh vỡ máy bay để có thể đưa được thi thể hành khách ra ngoài.
Cho đến nay, vẫn có tới 71 thi thể của hành khách và thành viên phi hành đoàn chưa được tìm thấy, bất chấp nỗ lực của các lực lượng giám sát và tìm kiếm quốc tế.