Gần 30 năm trước, nhà Messi đã có kế hoạch chuyển tới Australia sinh sống. Nhưng vào phút cuối, họ quyết định ở lại Argentina để rồi chứng kiến cậu con trai mình thành công như bây giờ.
Gia đình Messi sinh sống tại Rosario, cách thủ đô Buenos Aires, Argentina tới 300km về phía tây bắc. Khi Messi còn nhỏ, do kinh tế khó khăn, bố mẹ của anh từng dự định di cư tới Australia để tìm kiếm cơ hội.
|
Messi và Ronaldo từng xuýt khoác áo Australia. |
Những pha ngả bàn đèn điệu nghệ của Ronaldo
Vào thời điểm đó, ở Australia có khoảng 13.000 người Argentina sinh sống, tập trung chủ yếu ở Melbourne và Sydney. Gia đình Messi đã tìm hiểu thủ tục xin visa để sang xứ sở chuột túi tìm kiếm cuộc sống mới. Nhưng rồi vào phút cuối, họ thay đổi ý định do bị các con, gồm Rodrigo, Matias, Lionel và Maria, ngăn cản.
Gần 30 năm trôi qua và nhà Messi giờ trở thành một trong những gia đình giàu có nhất Argentina nhờ vào số tài sản trị giá 192 triệu euro của cậu con trai Lionel Messi.
Nhiều câu hỏi đặt ra là liệu Messi có chứng tỏ được hết khả năng của mình, giành được 4 Qủa bóng vàng FIFA, 6 chức vô địch Tây Ban Nha và 2 danh hiệu Champions League nếu chơi bóng ở Australia?
Đây là những vấn đề được phóng viên người Tây Ban Nha, Guillem Balague, khai thác trong cuốn sách của ông có tên “Messi”.
Balague sau đó đã hỏi một số người, trong đó có cựu HLV của đội tuyển Argentina vô địch World Cup 1978, và ông nhận được câu trả lời là “không”.
Tất cả đều cho rằng, Argentina là môi trường lý tưởng để một cầu thủ phát triển và đặc biệt là ở Newell’s Old Boys, nơi sản sinh ra Marcelo Bielsa, Gabriel Batistuta và Jorge Valdano.
Tuy vậy thì năm Lionel lên 10, gia đình anh lại đứng trước một lựa chọn khó khăn nữa bởi Messi được chẩn đoán là thiếu hormone tăng trưởng. Rất may là trong tình thế không có tiền để chữa bệnh cho anh, họ nhận được đề nghị của Barcelona và cho phép Lionel tới học viện La Masia.
Cả gia đình Messi chuyển tới Barcelona và ông Jorge cũng kiếm được một công việc ở đó. Điều tuyệt vời là tại đây, Messi tỏa sáng trong môi trường mới, bên cạnh những đồng đội như Cesc Fabregas và Gerard Pique.
Cuối cùng thì cái mất của Australia là cái được của Argentina và gần được của bóng đá Tây Ban Nha. Năm 2004, Messi đã từ chối khoác áo đội trẻ của Tây Ban Nha và 1 năm sau, anh ra mắt đội tuyển Argentina ở tuổi 17.
Không chỉ mất Messi, bóng đá Australia còn để hụt một ngôi sao sáng giá chẳng kém: Ronaldo. Thua nhỏ, suýt chút nữa CR7 bị mẹ gửi sang xứ sở chuột túi cho ông bà (vốn sống ở Perth) nuôi nấng.
Theo TTVN