Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mẹo trị nấc cụt ở trẻ nhỏ

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Các bà mẹ có thể tham khảo những mẹo chữa nấc cụt dưới đây để xử lý nhanh chóng và kịp thời cho bé.

Nấc cụt là phản xạ của trẻ nhỏ

Nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là tiếng nấc. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút ở trẻ dưới 4 tháng tuổi.

Nhiều người cho rằng nấc cụt cũng làm cho trẻ khó chịu y như người lớn. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị nấc cụt thường không gây ảnh hưởng nhiều. Thực tế, nhiều trẻ sơ sinh bị nấc cụt vẫn có thể ngủ mà không bị quấy rầy, nấc cụt hiếm khi gây cản trở hoặc có ảnh hưởng đến hơi thở của trẻ.

Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút ở trẻ dưới 4 tháng tuổi. Ảnh minh họa.

Vì nấc cụt là phản xạ của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 4 tháng tuổi khi dạ dày bị căng. Nếu làm cho trẻ hít vào lâu hơn hoặc giữ hơi thở lại, sẽ giúp trẻ hết nấc cụt (cho bú, chọc cho trẻ cười). Phản xạ này sẽ hết khi trẻ lớn hơn.

Như vậy, có thể nói nấc cụt ở trẻ sơ sinh do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến những nguyên nhân sau:

Do trào ngược dạ dày

Đây là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, bởi lúc này cơ quan tiêu hóa của trẻ còn kém và chưa hoàn thiện. Axit trong dạ dày khi bị trào ngược sẽ đi lên thực quản, dẫn đến hiện tượng nấc.

Do khi bú trẻ nuốt phải nhiều không khíTrong khi bú, nếu không biết cách sẽ làm cho trẻ bị nuốt vào một lượng không khí đáng kể. Mức khí này nếu vượt quá mức chịu đựng của dạ dày thì cơ hoành sẽ co thắt lại và tạo ra tiếng nấc. Hoặc do trẻ bú mẹ quá nhanh, cho trẻ bú khi trẻ vừa khóc xong cũng có thể gây nấc.

Ngoài ra, thay đổi không khí, thay đổi nhiệt độ đột ngột… cũng là nguyên do khiến trẻ bị nấc cụt, đặc biệt khi thời tiết trở lạnh.

Do dị ứng

Thông thường trẻ sẽ bị nấc vài phút, cha mẹ không cần quá lo lắng. Ảnh minh họa.

Có thể do dị ứng với Protein trong sữa công thức, thậm chí là sữa mẹ, sẽ gây ảnh hưởng đến thực quản cũng có thể gây nấc cho trẻ. Ngoài ra, trẻ bú sữa mẹ có thể bị dị ứng với các thực phẩm do mẹ ăn.

Thông thường trẻ sẽ bị nấc vài phút, cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ bị nấc thường xuyên, diễn ra trong một thời gian dài và không có dấu hiệu giảm, rất có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm. Lúc này, cha mẹ không nên chần chừ, hãy đưa trẻ đến những cơ sở y tế để thăm khám.

Mẹo chữa nấc cụt

Bịt tai

Đây là một mẹo khá hữu ích trong việc xử lý nấc cụt cho trẻ. Các mẹ bỉm sữa hãy chủ động dùng hai đầu ngón tay nhẹ nhàng bịt chặt hai lỗ tai của trẻ trong vòng 20 - 30 giây. Điều này sẽ là tín hiệu "thư giãn" thông qua dây thần kinh lên não, kích thích dây thần kinh phế vị, sớm giúp đẩy lùi cơn nấc cụt của trẻ.

Uống nước

Người Nhật chọn phương pháp uống nước, sau đó đếm từ 1 đến 100 để giải quyết tình trạng nấc cụt. Ảnh minh họa.

Nếu bạn là người xem phim Nhật nhiều thì bạn cũng sẽ nhận ra một trong những phương pháp mà người Nhật Bản thường áp dụng để giải quyết tình trạng nấc cụt chính là uống nước. Người Nhật chọn phương pháp uống nước, sau đó đếm từ 1 đến 100 để giải quyết tình trạng nấc cụt.

Đây là phương pháp tương đối tốt để áp dụng với trẻ nhỏ, uống chậm từng ngụm nhỏ một và giữ nước trong mồm từ 10 đến 10 giây sẽ giúp cho lượng carbon dioxide trong máu tăng lên, giúp đẩy lùi cơn nấc cụt.

Thè lưỡi hết cỡ

Đây là một mẹo nhỏ nhưng dễ thực hiện đối với trẻ nhỏ. Khi trẻ bị nấc cụt, các bà mẹ nên hướng dẫn trẻ thè lưỡi ra ngoài hết cỡ và giữ nguyên tư thế trong vòng 30 giây.

Nghe thì có vẻ hơi kì lạ nhưng thực tế đã chứng minh đây là phương pháp tốt khi việc thè lưỡi ra ngoài sẽ có tác dụng kích thích các dây thần kinh phế vị, làm giảm sự co thắt của cơ hoành, giúp trẻ nhanh chóng hết nấc cụt.

Hít thở đều

Đối với trẻ lớn hơn một chút thì cách hướng dẫn hít thở đều sẽ là phù hợp. Các bà mẹ có thể dạy trẻ phương pháp hít thở từ từ, hít một hơi thật sâu, sau đó lại tiếp tục hít vào và giữ trong 5 giây. Để rồi sau đó từ từ thở ra thật chậm, khoảng chừng 30 giây.

Đây cũng chính là phương pháp hiệu quả giúp căng cơ hoành, ngăn không cho co lại và cơn nấc cụt sẽ sớm giảm bớt.

Tin nổi bật