Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mẹo bảo quản bánh chưng lâu hỏng sau Tết

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Bảo quản bánh chưng sau ngày Tết là điều được nhiều người quan tâm. Sau đây là một số mẹo giúp bạn giữ được bánh thơm ngon lâu hơn.

(ĐSPL) – Bảo quản bánh chưng sau ngày Tết là điều được nhiều người quan tâm. Sau đây là một số mẹo giúp bạn giữ được bánh thơm ngon lâu hơn.

Thông thường bánh chưng ngày Tết có thể để được khoảng 10 ngày sau khi nấu. Nếu bạn không biết cách bảo quản thì bánh chưng sẽ bị mốc và giảm hương vị thơm ngon phần nhân, gây mất an toàn cho sức khỏe khi ăn. Để bánh chưng không bị mốc hãy lưu ý những điều sau:

Khâu chế biến

Ngay từ khâu chế biến, luộc bánh bạn đã phải hết sức chú ý để giữ bánh được lâu. Với lá dong gói bánh cần phải rửa kĩ và để ráo bước hoặc đã luộc qua nước nóng, bánh sẽ để được lâu hơn. Sau khi nấu chín bạn nên rửa bánh lại bằng nước sạch. Ép bằng vật nặng để bánh ém chặt lại hơn.

Cần rửa sạch lá dong, để ráo nước mới gói bánh chưng. Ảnh minh họa.

Bánh chưng mới vớt ra lò còn nóng thì nên treo nơi thoáng mát chờ cho bánh nguội. Tuyệt đối không để trong túi nilong hoặc nơi nhiệt độ cao sẽ làm bánh hầm hơi và nhanh hỏng hơn.

Bảo quản sau khi luộc bánh chưng

- Để nơi thoáng mát: Muốn bánh chưng để được lâu thì cần để bánh nơi khô ráo trong nhà để bảo quản. Cần treo bánh nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp để bánh tránh bị mốc, ôi thiu. Nếu trời lạnh dưới 20 độ C có thể để được hơn 1 tuần.

Bánh chưng sau khi luộc chín nên treo lên ở nơi thoáng mát để tránh bị ẩm mốc. Ảnh minh họa.

- Để tủ lạnh: Do thời tiết ở nước ta nóng ẩm, đặc biệt nhiệt độ lên cao như mấy ngày này, bánh sẽ nhanh thiu và mốc. Vì vậy, bắt buộc bánh chưng phải bảo quản trong tủ lạnh mặc dù bánh nhanh cứng, hạt gạo bị co lại và hơi sượng. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải giữ lạnh, bạn có thể bảo quản bánh trong ngăn mát ở nhiệt độ 5-10 độ C.

Bánh để trong tủ lạnh có thể dùng đến đâu bóc vỏ và cắt bánh đến đó. Phần còn lại chưa dùng đến bọc lại bằng màng bọc thực phẩm, tránh để trần bánh sẽ nhanh cứng và có mùi thức ăn trong tủ ám vào mất ngon.

Khi dùng bánh nên chiên rán lại hoặc hấp nóng.

Lưu ý

Không làm quá nhiều bánh.

Gói bánh với số lượng nhiều, để dài ngày trong dịp Tết rất dễ bị mốc, rất lãng phí.

Không ăn bánh đã bị mốc. Vì tiếc nên khi phát hiện bánh mốc vỏ, nhiều người lại gọt bỏ phần ngoài của bánh rồi rán lên ăn. Ăn bánh như vậy rất dễ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc. Tốt nhất không nên ăn những thực phẩm đã bị mốc như vậy. Các thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố Aflatoxin. Loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm. Vì thế, không nên tiếc mà cần mạnh dạn vứt bỏ những thực phẩm đã bị nấm mốc, tuyệt đối không ăn.

Tin nổi bật