Chỉ vì bế tắc, mâu thuẫn trong cuộc sống, một số bà mẹ đã kéo theo cả con nhỏ tự tử với mình. Trước mỗi sự việc, nhiều người cảm thông, chia sẻ, nhưng cũng rất nhiều người cho rằng, vì bất cứ lý do gì, trong hoàn cảnh nào thì hành động ép con cùng chết đều không thể chấp nhận được.
PV đã có cuộc trao đổi với chuyên gia tâm lý Phạm Thị Hiền để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
PV: Thời gian vừa qua đã xảy ra rất nhiều trường hợp “mẹ tự tử ép con cùng chết”, quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào?
Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền: Đó là sự tệ hại nhất trong sự hồ đồ, ích kỳ của người làm mẹ khi mà sinh con ra nhưng yêu thương con chưa đủ khi lại bắt con phải chết như là cái quyền của người mẹ được phép như vậy.
PV: Nguyên nhân của thực trạng này là gì? Dưới góc độ tâm lý, theo bà vì sao những người phụ nữ khi tự tử thường kéo theo con cùng chết?
Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền: Thứ nhất: Khi không thể chịu được nỗi đau được cho là tột cùng vì cảm thấy không còn lối thoát và lo lắng cho sự tồn tại của con trên cõi đời này không có ai lo như mình đã lo cho con. Thường nó sẽ là sự giằng xé bất an trong cái sự sợ mình ích kỷ bỏ lại con và nghĩ rằng con đi theo mình thì mẹ con có nhau và mẹ vẫn có thể lo được cho con.
Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền |
Thứ hai: Nhưng nó cũng có thể là sự nông cạn trong cố chấp để đẩy một sự việc rất nhỏ lên thành rất to mà từ đó luôn nung nấu sự không còn gì để mất mà bộc phát mất khôn, làm liều trong sự vô thức của cái tôi đã nổi lên đùng đùng sự tức giân đến mức mất kiểm soát.
Thứ ba: Hoặc có thể là sự ích kỷ cá nhân trong sự muốn trả thù khi mà mình chết thì sẽ mang đi hết tất cả những gì mà người ở lại yêu quý nhất và bắt ép con trong sự hiếu chiến, hiếu thắng ăn thua...
PV: Trước mỗi sự việc, dư luận đều có những ý kiến cảm thông, xót thương và kèm theo cả sự phẫn nộ tột cùng, ý kiến của bà thế nào?
Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền: Tôi không thể cảm thông cho sự quá tệ hại này. Bởi đơn giản nó đã đi quá xa khi dễ dàng cướp đi sinh mạng của một đứa trẻ đang còn cười đó, nói đó, vui chơi đó... chỉ vì sự nông cạn hay ích kỷ không kiểm soát này. Bởi đơn giản chồng cặp bồ hay phụ bạc hay bất kỳ vấn đề gì hoặc gặp phải bất kỳ vấn đề nào khác bế tắc nó có phần do mình gây ra hoặc bị để cho sự việc xảy ra và con của mình không liên quan, không có tội. Mặt khác, chồng tệ quá không thể chịu được thì chia tay sao phải chết, mà chỉ vì cảm xúc cá nhân của mình mà bắt con chết theo thì không thể chấp nhận được. Hay Vấn đề khác nữa có kinh khủng như thế nào nếu bình tĩnh vẫn có thể giải quyết từng phần dù từng chút, từng chút.. chứ không có bất kỳ vấn đề gì mà không thể... nếu nỗ lực, nếu bền bỉ, nếu tích cực. Hãy tin vào câu ' Sau cơn mưa trời lại sáng' hoặc ' Sau mỗi đáng tiêc mọi thứ luôn tốt hơn'
PV: Với tư cách là một chuyên gia tâm lý, bà đánh giá thế nào về hậu quả nếu như những vụ việc như này tiếp diễn?
Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền: Nó sẽ là hồi chuông cảnh báo cáo về sự mất kiểm soát dần cảm xúc, hành vi do ghánh nặng trong cuộc sống luôn cộng thêm chứ không bao giờ muốn trừ đi. Có nghĩa là có thể con người trong xã hội hiện đại đã quá tham vọng trong sự mải miết về vật chất, có thể quá bận rộn để không thể có thời gian mà suy nghĩ đúng đắn, có thể quá áp lực mà ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.... để từ đó dễ đòi hỏi, dễ thất vọng, dễ ảnh hưởng đến tâm lý nên dễ rơi vào sự bĩ cực vô thức. Hậu quả sẽ khôn lường vì nó cũng rất dễ bị lây lan trong tiềm thức để rồi thành hành động bộc phát như là đã được chỉ đường, dẫn lối ...
Xin cảm ơn bà!
Tiểu Phương (ghi)