Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mẹ không tay vẫn oằn mình cho con bú lay động hàng triệu trái tim

(DS&PL) -

Bức ảnh toát lên tình yêu thương bao la của người mẹ dành cho con đã khiến bao người không nén nổi nước mắt.

Bức ảnh toát lên tình yêu thương bao la của người mẹ dành cho con đã khiến bao người không nén nổi nước mắt.

Những ngày gần đây, các trang mạng Trung Quốc đều đồng loạt đăng tải hình ảnh một người mẹ không tay đang dùng chân giữ cô con gái bé nhỏ và oằn mình cho con bú. Bức ảnh toát lên tình yêu thương bao la của người mẹ dành cho con đã khiến bao người không nén nổi nước mắt. Mọi người không ngớt lời ngợi ca về tình mẫu tử thiêng liêng và tinh thần vượt khó của người phụ nữ trong bức ảnh.

Thế nhưng, ít ai biết rằng, đằng sau khung hình đầy cảm xúc ấy là cả một câu chuyện dài về cô gái không tay kiên cường nhất định không chịu đầu hàng trước số phận nghiệt ngã.


Tháng 11/2002, trong hành trình khám phá vùng núi Tương Tây ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, nhiếp ảnh gia Trần Vĩnh Hằng đã chụp được một bức ảnh khiến ông vô cùng tâm đắc về 3 đứa trẻ miền núi đang cõng những bó củi khô còn to hơn cả người chúng trên lưng. Ông đã hết sức ngỡ ngàng khi phát hiện ra cô bé duy nhất trong bức ảnh ấy không hề có tay...

Đó là lần đầu tiên ông gặp Hướng Lợi Bình, cô gái bất hạnh có nghị lực sống phi thường, khiến cho người ta không khỏi nể phục và xúc động. Cũng kể từ đó, mỗi năm vị nhiếp ảnh gia tốt bụng đều dành thời gian quay lại thăm hỏi và giúp đỡ gia đình cô gái đáng thương, đồng thời ghi lại những khoảnh khắc thường ngày của cô gái không tay ấy.


Một ngày mưa bão năm 1992, khi mới lên 4, cô bé Hướng Lợi Bình, ở núi Bát Diện, huyện Long Sơn, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã vĩnh viễn mất đi đôi tay sau khi bị điện giật. Vụ tai nạn này không chỉ khiến cho cuộc đời cô bé vùng cao trở nên bi thảm, mà còn đẩy cả gia đình cô vào cảnh lao đao vì những món nợ chồng chất.

Để có tiền nuôi các con, bố mẹ của Hướng Lợi Bình đã phải khăn gói đến Quảng Đông làm thuê đủ mọi công việc nặng nhọc, độc hại. Bởi cuộc sống mưu sinh vất vả, nên ông bà Hướng gần như chẳng được về thăm nhà. Chính vì vậy, 3 chị em Hướng Lợi Bình đã lớn lên trong hoàn cảnh khốn khó và không được bố mẹ chăm sóc, bảo ban giống như bao bạn bè đồng trang lứa.


Sống với ông bà nội đã xấp xỉ lục tuần cùng 2 cậu em trai chỉ kém mình 1-3 tuổi, Hướng Lợi Bình cũng tự ý thức được về cuộc sống khó khăn của mình và luôn tìm mọi cách vươn lên, để không trở thành gánh nặng cho cả gia đình.

Ông bà của Hướng Lợi Bình cho biết, rất may là kể từ sau khi gặp tai nạn, cô cháu gái của họ dường như miễn nhiễm với cái loại bệnh tật, cho dù là cảm nhẹ. 3 đứa trẻ nhà họ Hướng giống như những cây cỏ dại mọc ven đường, cứ ngày một lớn khôn giữa mưa dập gió vùi.



Với lòng quyết tâm và nghị lực phi thường, Hướng Lợi Bình đã học cách sử dụng đôi chân thay cho đôi tay khiếm khuyết một cách thành thạo. Hơn 10 năm trời, cô phải chịu biết bao đau đớn, bao thất bại, nhưng bản tính mạnh mẽ không bao giờ cho phép cô từ bỏ.

Thật khó để tưởng tượng một cô gái bé nhỏ đã chật vật đến nhường nào khi phải dùng chân làm mọi việc từ lớn đến bé: làm việc nhà, xúc cơm, thêu tranh hay viết chữ, hoặc thậm chí là chăn trâu, nhặt củi... Ấy vậy mà, Hướng Lợi Bình lại làm được tất cả những điều đó.



Những người hàng xóm tốt bụng thi thoảng cũng giúp đỡ Hướng Lợi Bình trong nhiều việc, nhưng cô luôn biết cách vượt qua mọi thử thách để tự chăm lo cho cuộc sống của mình và hạn chế nhờ vả người khác.

Bởi khiếm khuyết cơ thể, lại phải sống ở một vùng núi hiểm trở với gia cảnh nghèo khó, thế nên Hướng Lợi Bình chưa từng được đi học. Cô bé hiếu học khi ấy chỉ biết tranh thủ lúc đưa em trai vượt 40km đường núi đến lớp rồi ngồi ngoài hành lang học lỏm. Đôi khi, cô cũng mượn sách vở của các em để luyện tập thêm. Tuy nhiên, không vì thế mà cô trở nên kém cỏi hơn mọi người. Bà của Hướng Lợi Bình tiết lộ rằng, cô còn biết viết nhiều chữ hơn cả 2 cậu em được vào lớp học đàng hoàng. Bất chấp những khó khăn, vất vả trong cuộc sống, Hướng Lợi Bình luôn sống tươi vui, yêu đời.



Sau khi ông nội mất, bà nội già yếu được người chú ruột đón về nuôi, 2 em trai thì dần nối gót bố mẹ đến Quảng Đông làm thuê, còn hàng xóm láng giềng đã bắt đầu di cư, chỉ còn mỗi mình Hướng Lợi Bình quyết bám trụ lấy mảnh đất quê nhà.

Mãi tới năm 2013, cô gái không tay mới rời khỏi nơi chôn rau cắt rốn, đến Quảng Đông đoàn tụ với gia đình của mình. Cả nhà họ Hướng sống trong 1 ngôi làng đầy rác thải với một dòng sông ô nhiễm chảy qua. Hàng xóm của họ cũng chỉ toàn là lao động nghèo từ vùng khác đến. Tuy đã lao lực hơn 20 năm trời ở khắp các nhà máy, nhưng hầu hết số tiền kiếm được đều gửi về quê cho các con, vì vậy, đến nay ông bà Hướng vẫn chẳng có chút tài sản nào trong tay.


Cách đây vài năm, con trai lớn nhà họ Hướng đã lấy vợ và sinh liền 2 đứa con. Thế nhưng, công việc bấp bênh khiến họ không thể đảm bảo cuộc sống nên đành phải gửi con cho ông bà rồi đến vùng khác kiếm việc làm. Do mức thu nhập ít ỏi, gia đình họ phải sống chung cùng gia đình của một người đồng hương trong căn nhà trọ chật chội, ẩm thấp với mức giá thuê rẻ mạt 2.000 tệ (tương đương 7 triệu đồng)/năm.

Kể từ khi chuyển đến sống cùng bố mẹ, Hướng Lợi Bình thường xuyên giúp đỡ mẹ làm việc nhà. Vào lúc rảnh rỗi, cô thường lên mạng chia sẻ những cảm xúc bất chợt của mình. Với giọng văn mềm mại và những câu chuyện thú vị, cô đã nhận được sự ngưỡng mộ của rất nhiều chàng trai.


Ít lâu sau, Hướng Lợi Bình đã động lòng trước một chàng trai nghèo đến từ Quảng Tây, người nguyện sẽ chăm lo cho cô nốt phần đời còn lại. Trải qua một khoảng thời gian tìm hiểu, 2 người đã gắn bó tới mức không thể tách rời.

Đầu năm 2016, Hướng Lợi Bình hạ sinh con gái đầu lòng ở tuổi 28. Giống như bao bà mẹ khác, cô cũng cho con bú và chăm sóc con bằng tình yêu thương vô bờ bến của một người mẹ. Cho dù cuộc sống chưa bao giờ hết khốn khó, nhưng người mẹ trẻ không tay vẫn luôn tỏ ra lạc quan và đầy hy vọng vào tương lai tươi sáng ở phía trước, đặc biệt là sau khi cô đã tìm được hạnh phúc riêng của mình.


Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả...
... nhưng cô gái không tay này chưa bao giờ chịu đầu hàng trước số phận.

Nguồn: Trí thức trẻ

Xem thêm video:

[mecloud]wmx7kfG6OU[/mecloud]

Tin nổi bật