Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mẹ bất cẩn, con trai 4 tuổi ngã vào chậu nước sôi

(DS&PL) -

Trong lúc chuẩn bị tắm cho con, người mẹ bất cẩn không chú ý để bé N. chơi ngã vào chậu nước sôi phải nhập vện cấp cứu.

Trong lúc chuẩn bị tắm cho con, người mẹ bất cẩn không chú ý để bé N. chơi ngã vào chậu nước sôi phải nhập vện cấp cứu.

Ngày 5/4, BV Sản Nhi Quảng Ninh cho biết nơi đây vừa điều trị cho bệnh nhi mới 4 tuổi nhưng bị bỏng nặng toàn thân. Bệnh nhi là bé gái L.B.N (dân tộc Tày, trú xã Tình Húc, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh).

Theo gia đình kể lại, vào ngày 16/2 trong lúc chuẩn bị tắm cho con, người mẹ bất cẩn không chú ý để bé N. chơi ngã vào chậu nước sôi, xuất hiện tổn thương nhiều vùng trên cơ thể...

Bé N. chơi ngã vào chậu nước sôi, xuất hiện tổn thương nhiều vùng trên cơ thể...

Bé được sơ cứu tại Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu, sau đó được chuyển đến BV Sản Nhi Quảng Ninh trong tình trạng cấp cứu, toàn bộ da trước ngực, bụng, hai tay và đùi trái bị bỏng rộp, bỏng nặng.

Tại đây, bé được chuyển lên phòng mổ cấp cứu, bác sĩ xác định bé bị bỏng nặng độ I, II, III, diện bỏng rộng 55% vùng ngực, tiên lượng bệnh nhân nặng.

Sau hai tháng điều trị đến nay sức khỏe của bé đã tạm ổn định, bé được ghép da, vá da dày toàn bộ, băng ép cố định diện ghép da, nẹp cố định cánh-cẳng tay trái bằng nẹp bột, vệ sinh làm sạch vết thương hằng ngày… và chăm sóc đặc biệt tại khoa Ngoại và chuyên khoa của bệnh viện. Trong thời gian tới, bệnh nhân dự kiến được chuyển lên Viện Bỏng Quốc gia để được điều trị tiếp.

Đây không phải trường hợp bỏng nước sôi ở trẻ nhỏ đầu tiên, trước đó cũng có rất nhiều trường hợp tương tự xảy ra. Đáng kể như sự việc xảy ra vào đầu năm ngoái, cũng do mẹ bất cẩn, bé 2 tuổi phải nhập viện vì bỏng toàn thân.

Bé Gia Bảo bị bỏng40% cơ thể.

Cụ thể, sau khi nấu nồi nước sôi 5 lít, chị Lợi mở nắp cho nước nguội để uống rồi ra phía ngoài giặt đồ. Đang giặt thì nghe một tiếng động mạnh từ phía trong, sau đó là tiếng cậu con trai Trần Gia Bảo (2 tuổi) gào khóc thảm thiết. Vội chạy vào, chị bàng hoàng khi thấy con trai vùng vẫy trong đau đớn, nồi nước sôi nằm sát bên cạnh, nước chảy lênh láng khắp nhà. Chị Lợi vội ôm con chạy ra ngoài kêu cứu hàng xóm.

Cháu Bảo được đưa đến bệnh viện thị xã Thái Hòa cấp cứu trong tình trạng bỏng toàn thân, hôn mê. Nhận thấy bệnh nhi bị bỏng nặng, bác sỹ quyết định chuyển lên bệnh viện tuyến tỉnh. Sau 7 ngày điều trị, cháu Bảo được chuyển ra bệnh viện bỏng quốc gia.

Khi trẻ bị bỏng nước sôi cha mẹ, người lớn có mặt lúc đó cần biết cách sơ chế để vết thương không bị ăn sâu, nhiễm trùng, và gây đau đớn quá trẻ.
- Cha mẹ và người thân cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nguồn gây bỏng.

- Làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 - 20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương.

- Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng trước khi vết bỏng sưng nề.

- Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch

- An ủi trẻ, cho uống nước và đặt trẻ ở tư thế nằm.

- Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, tổn thương có thể tự liền nhờ quá trình biểu mô hóa, thì sau khi sơ cứu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nặng hơn thì ngay sau khi sơ cứu cần chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời.

Mỹ An (T/h)

Tin nổi bật