Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Máy bay Malaysia mất tích: Kỳ lạ và đầy "bí ẩn"

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Chính quyền Malaysia gọi đây là vụ mất tích 'bí ẩn' và đã mở rộng khu vực tìm kiếm bao trùm eo biển Malacca và một phần Biển Đông.

(ĐSPL) - Chính quyền Malaysia gọi đây là vụ mất tích "bí ẩn" và đã mở rộng khu vực tìm kiếm bao trùm eo biển Malacca và một phần Biển Đông.
Gần ba ngày đã trôi qua nhưng các nỗ lực quốc tế vẫn không tim thấy mảnh vỡ nào của chiếc máy bay. Cuộc tìm kiếm khổng lồ có sự tham gia của nhiều quốc gia vẫn chưa tìm ra bất kỳ dấu hiệu nào của chiếc máy bay Boeing 777-200er của chuyến bay xấu số MH370.

Ông Azharuddin Abdul Rahman, phụ trách ngành hàng không dân dụng Malaysia, phát biểu trong cuộc họp báo tại Sepang, gần Kuala Lumpur sáng 10/3.

Cuộc tìm kiếm khổng lồ
Một vùng rộng lớn quanh Malaysia đang được tìm kiếm. Theo BBC News, khoảng 40 tàu và 34 máy bay của 9 nước đang rà soát trên khắp vùng biển phía đông và phía tây Malaysia.
Các đội tìm kiếm sẽ phải lục soát diện rộng hàng trăm cây số vuông trong lúc không có mấy thông tin, ngoài địa điểm cuối cùng, nơi chiếc Boeing 777 còn giữ liên lạc.
Thông tin báo chí từ Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ cho hay có thêm tàu khu trục tên lửa USS Kidd được triển khai để cùng tàu USS Pinckney tham gia tìm kiếm chiếc máy bay “mất tích” của Malaysia Airlines. Cả hai tàu chiến Mỹ đều có trực thăng MH-60R Seahawk chuyên dùng vào công tác tìm kiếm, và cùng có các vũ khí săn ngầm, phương tiện thông tin liên lạc và hậu cần. Trực thăng trên các tàu này có tầm hoạt động 245 hải lý và có camera hồng ngoại để tìm kiếm trong đêm. Cả hai tàu USS Kidd và USS Pinckney đều từng vào Biển Đông để tham gia diễn tập trong vùng biển quốc tế.

Tàu khu trục của hải quân Hoa Kỳ, USS Pinckney, đã bắt đầu tham gia việc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích.

Chứng tỏ với ASEAN là một thành viên đầy trách nhiệm và một đối tác đáng tin cậy trong khu vực, Việt Nam đã quyết định gác sang một bên tranh chấp để cùng nỗ lực tìm kiếm chiếc máy bay mất tích. Khi nhìn thấy những dấu hiệu đầu tiên ở bên ngoài vùng đảo Thổ Chu và đảo Phú Quốc, các lực lượng quân đội Việt Nam đã dẫn đầu cuộc tìm kiếm và nỗ lực cứu nạn.
 
 
Việt Nam tiếp tục nỗ lực tìm kiếm dấu tích của chiếc máy bay chở khách Boeing 777 trong chuyến bay MH370 sang ngày thứ ba. Nhưng việc thiếu phương tiện, công cụ…đang là một vấn đề cản trở công việc tìm kiếm. Các nỗ lực tìm kiếm tích cực của Việt Nam vẫn đang tiếp tục và hy vọng những ngày tới sẽ khả quan hơn.
Vết dầu loang không phải của chuyến bay MH370
Theo báo The Malaysian Insider, chính quyền Malaysia đã xác nhận rằng vệt dầu loang được tìm thấy cách 100 hải lý từ bờ biển Kelantan không phải từ máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia bị mất tích vào sáng sớm Thứ Bảy (8/3). Đây là mẫu dầu do tàu KD Amanah của Malaysia thu thập được.
Phát biểu trước báo giới ở Pasir Puteh, Kelantan, Đô đốc Hải quân Datuk Nasir Adam, phụ trách vùng phía Đông của Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA) nói: "Kết quả phân tích là âm bản, các mẫu dầu không phải là của chuyến bay MH370. Các mẫu đó thực ra là từ một chiếc tàu thủy”.  
Đã xác định được kẻ mang hộ chiếu bị mất cắp
Theo AFP, cảnh sát trưởng Malaysia nói đã xác định được một trong những người sử dụng hộ chiếu bị đánh cắp để lên chuyến bay MH370.
Tại một cuộc họp báo hôm Thứ Hai (10/3), Cục trưởng Cục Hàng không Dân dụng Malaysia Azharuddin Abdul Rahman nói mọi trình tự an ninh đều được tuân thủ và xác nhận hai người đàn ông lên chuyến bay bằng hộ chiếu bị đánh cắp "không phải là những người trông giống người châu Á".
Trang mạng The Diplomat cho hay hơn 48 tiếng sau khi chuyến bay MH370 mất tích ở Biển Đông, cảnh sát Thái Lan tiến hành điều tra về "đường dây hộ chiếu" ở đảo du lịch Phuket, Thái Lan. Cục Điều tra Liên bang (FBI) của Mỹ sẽ nhập cuộc, giữa lúc có lo ngại rằng chiếc máy bay chở khách dân dụng Boeing 777 của Malaysia Airliné có thể đã bị tấn công khủng bố.
 

Du khách người Italy từng bị mất cắp hộ chiếu ở Thái Lan.

Theo báo Financial Times, đại lý lữ hành ở Thái Lan - nơi đã đặt vé cho những người đàn ông sau này được xác định là đã dùng hộ chiếu đánh cắp của hai công dân châu Âu – cho biết một người Iran yêu cầu tìm vé cho hai người. Theo lịch trình dự kiến, thì hai người này sẽ cùng bay tới Amsterdam, rồi từ đó bay riêng rẽ tới Copenhagen và Frankfurt.
Một vụ “mất tích” kỳ lạ
Theo BBC News, sự biến mất đột ngột của chiếc Boeing 777-200 của Malaysia Airlines đã  khiến cho các chuyên gia bối rối. Các phi công và các điều tra viên đã mô tả vụ việc là "kỳ cục" và "kỳ quặc".
Hầu hết các sự cố đều để lại ít nhiều dấu vết. Nếu động cơ hỏng, máy bay vẫn có thể lượn thêm được 80-90 dặm nữa, đủ để phi công gọi báo khẩn cấp bằng sóng vô tuyến. Nếu cabin bị mất dưỡng khí, chẳng hạn do mất một cửa sổ, thì phi hành đoàn sẽ lập tức mất độ cao, nhưng máy bay không thể vỡ tan được. Ngay cả khi các phi công bất tỉnh do thiếu dưỡng khí,   thì phi cơ sẽ vẫn bay và ai đó trên mặt đất sẽ phát hiện ra tình trạng yên lặng trên máy bay.
Có những mật mã khẩn cấp để các phi công dùng nếu có kẻ không tặc tìm cách vào buồng lái. Và các máy bay khác bay gần đó thông thường sẽ nghe thấy thông qua kênh khẩn cấp, cho nên sẽ nghe thấy những âm thanh bất thường, nếu có.
Tất cả đều chỉ tới một khả năng thảm họa là nó đã bị nổ tung một cách bất ngờ giữa không trung. Nhưng cho tới khi người ta tìm thấy chiếc phi cơ, sẽ khó có thể giải thích lý do tại sao.
Người đứng đầu ngành hàng không dân dụng Malaysia nói số phận của chiếc máy bay bị mất tích "vẫn là bí ẩn" và không loại trừ khả năng máy bay bị không tặc.
Văn Linh (tổng hợp)

Tin nổi bật