Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Máy bay hạ nhầm xuống đường băng: Lỗi không phải của riêng phi công

(DS&PL) -

Chuyên gia hàng không cho rằng, cần phải làm rõ sân bay Cam Ranh có hệ thống hạ cánh mò không?

Chuyên gia hàng không cho rằng, cần phải làm rõ sân bay Cam Ranh có hệ thống hạ cánh mò không? Nếu có thì hệ thống này có hoạt động bình thường không? Làm rõ những điều này để xác định trách nhiệm của những người liên quan.

Vụ việc liên quan đến chuyến bay VN7344 của hãng Hàng không Vietnam Airlines ngày 29/4, hạ cánh xuống đường băng chưa đưa vào khai thác tại sân bay Cam Ranh đang được bộ GTVT chỉ đạo làm rõ nguyên nhân.

Để phân tích rõ hơn về trách của những người để xảy ra sự cố, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, TS. Nguyễn Đăng Minh, hội Hàng Không - Vũ Trụ Việt Nam cho rằng: “Đối với các sân bay đều phải có hệ thống hạ cánh mò (tức là Instrument Landing System). Đây là hệ thống tập hợp các trạm phát tín hiệu vô tuyến được đặt gần sân bay và dọc hướng tiếp cận đường băng. Nó cho phép máy bay hạ cánh trong trường hợp phi công không thể nhìn thấy đường băng”.

Khu vực đường băng đang xây dựng tại sân bay Cam Ranh. (Ảnh: CTV).

“Khi máy bay hạ cánh sẽ báo độ lệch trái, phải, độ cao là bao nhiêu để hạ xuống đường băng tiếp đất an toàn. Tôi không hiểu vì sao lại có sự cố vô lý như vậy? Chẳng lẽ ở sân bay Cam Ranh không có hệ thống này. Nếu có hệ thống hạ cánh mò thì máy bay không thể hạ cánh nhầm được”, TS. Minh phân tích.

TS. Minh cho hay: “Khi máy bay hạ cánh, nó sẽ cảnh báo để phi công nắm được là phải bay sang đường băng bênh cạnh chứ không phải bay vào đường băng chưa khai thác. Cần phải làm rõ sân bay Cam Ranh có hệ thống hạ cánh mò không? Nếu có thì hệ thống này có hoạt động bình thường không? Làm rõ những điều này để xác định trách nhiệm của những người liên quan”.

“Nếu không có hệ thống hạ cánh mò thì bộ phận điều hành bay luôn phải có người theo dõi mỗi khi máy bay hạ cánh để cảnh báo mức độ an toàn. Mọi sai sót của máy bay khi hạ cánh, người theo dõi phải được thông báo để máy bay không tiếp đất”, TS. Minh nhận định.

Nói về lỗi và trách nhiệm của những người liên quan, TS. Minh bày tỏ: “Chắc chắn phi công phải có lỗi, nhưng bộ phận điều hành bay ở mặt đất có lỗi lớn hơn, bởi trách nhiệm của bộ phận này là hướng dẫn máy bay đi đúng vào nơi quy định. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn điều này thì cần phải tìm hiểu thêm. Trong trường hợp này, sân bay phải có lỗi và phải nhận trách nhiệm chứ không thể đổ hết lỗi cho phi công được”.

Phân tích về nguy cơ tiềm ẩn tai nạn cao khi máy bay hạ cánh nhầm, TS. Minh cho rằng: “Rất may mắn là máy bay hạ cánh vào đường băng dù chưa khai thác nhưng cơ bản đã hoàn thiện được bề nên không để xảy ra hậu quả đáng tiếc. Nếu đây là đường băng mới xây dựng ngổn ngang thì hậu quả rất khủng khiếp vì áp lực của máy bay hạ cánh rất lớn”.

Liên quan tới vụ việc, đại diện hãng Hàng không Vietnam Airlines cho biết, đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với cục Hàng không Việt Nam và các cơ quan chức năng liên quan điều tra, làm rõ, đảm bảo minh bạch thôn.

Ngay sau khi xảy ra sự việc, Vietnam Airlines lập tức họp khẩn trên toàn hệ thống, rà soát toàn bộ hoạt động khai thác tại sân bay Cam Ranh cũng như tất cả các sân bay để tránh sự việc tương tự.

Nói về kết quả điều tra, đại diện Vietnam Airlines cho hay: “Kết quả điều tra, bình giảng sự cố trong nội bộ Vietnam Airlines cho thấy, sự cố hạ cánh nhầm đường băng một phần quan trọng do lỗi của tổ bay. Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với tổ điều tra sự cố của cục Hàng không Việt Nam và cơ quan chức năng để làm rõ thêm vụ việc, xác định những nguyên nhân khác của các bên liên quan để có kết luận chính thức”.

Theo hàng Hàng không Vietnam Airlines, cơ trưởng chuyến bay đã chủ động báo cáo, tường trình và cam kết tuân thủ mọi yêu cầu phục vụ công tác điều tra của cơ quan chức năng. Vietnam Airlines đã và sẽ nghiêm túc thực hiện các yêu cầu, kết luận điều tra của cục Hàng không Việt Nam.

Thế Anh/Người Đưa Tin

Tin nổi bật