Theo VTV News, mặc dù điều trị nhiều nơi, dùng nhiều loại thuốc nhưng bệnh không khỏi dứt điểm. Đợt này, các triệu chứng quay trở lại nên bệnh nhân đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê khám.
Nghi ngờ bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng, bác sĩ chỉ định xét nghiệm và cho kết quả dương tính với giun đũa chó mèo IgG (1,037 OD). Bệnh nhân được kê đơn điều trị bằng thuốc chống dị ứng và tẩy giun theo phác đồ của Bộ Y tế, sau khi kết thúc đợt điều trị sẽ được đánh giá lại bằng xét nghiệm.
Hình ảnh vết mẩn ngứa do giun đũa trên cơ thể người phụ nữ. Ảnh: Tạp chí Tri Thức
Tạp chí Tri Thức dẫn lời bác sĩ Nguyễn Thị Kim Tân, khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê, cho biết hiện nay, ngày càng nhiều gia đình nuôi chó mèo làm thú cưng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm giun đũa từ vật nuôi.
Để dự phòng nhiễm giun đũa chó mèo, người dân cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, đảm bảo ăn chín, uống chín.
- Lau chùi sạch sẽ chuồng trại và khu vực chó mèo có thể tiếp cận như ghế, giường ngủ ít nhất 1 lần mỗi tuần.
- Thu gom chất thải chó mèo, không để chất thải vương vãi ra môi trường, buộc chặt miệng túi bỏ vào thùng rác có nắp đậy.
- Sau khi chơi đùa, tắm rửa, chăm sóc chó mèo… cần rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch.
- Ngay khi chỉ chạm vào vật nuôi, trước và sau khi ăn, bạn cũng cần rửa tay.
- Tẩy giun định kỳ cho chó, mèo.
- Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi của trẻ, hướng dẫn trẻ cách rửa tay và giải thích sự nguy hiểm khi ngậm tay, đưa tay lên miệng, mắt.
- Cho trẻ chơi ở những nơi hợp vệ sinh.