Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Maldives cử đại sứ sang Trung Quốc trong bối cảnh khủng hoảng chính trị

(DS&PL) -

Tổng thống Maldives đã gửi phái viên tới các quốc gia thân thiết như Trung Quốc, Pakistan và Ả rập Saudi để tường trình về cuộc khủng hoảng chính trị trong nước.

Tổng thống Maldives đã gửi phái viên tới các quốc gia thân thiết như Trung Quốc, Pakistan và Ả rập Saudi để tường trình về cuộc khủng hoảng chính trị trong nước.

Tổng thống Maldives Yameen đã gửi Bộ trưởng Phát triển kinh tế Mohamed Saeed tới Trung Quốc, Ngoại trưởng Mohamed Asim tới Pakistan. Ngoài ra, Bộ trưởng Nông nghiệp và Thủy sản Mohamed Shainee cũng được cử tới Ả rập Saudi, theo một bài đăng trên trang web. "Các thành viên nội các, dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Abdulla Yameen Abdul Gayoom, sẽ thăm các quốc gia thân thiết của Maldives và cung cấp thông tin cập nhật về tình hình hiện tại", thông báo chính thức cho hay.

Maldives, nổi tiếng với các khu du lịch cao cấp, đã trở thành một “đấu trường mới”, làm dấy lên căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc, theo Reuters. Được biết, Maldives đã quyết định tham gia sáng kiến "Vành đai và con đường của Trung Quốc" để mở rộng mạng lưới liên kết kinh tế và vận tải khắp trong và ngoài châu Á.

Tổng thống Maldives Yameen gửi đại sứ tới Trung Quốc, Pakistan và Ả rập Saudi. Ảnh: Reuters

Trong khi đó Ấn Độ có mối quan hệ chính trị và an ninh lâu dài với quốc đảo trên Ấn Độ Dương này. New Dehli đã nỗ lực đẩy lùi sự hiện diện của Trung Quốc trên đất nước 400.000 dần với phần lớn là người theo đạo Hồi. Các nhà lãnh đạo đối lập ở Maldives cũng đã hối thúc New Delhi can thiệp vào cuộc khủng hoảng chính trị ở quốc gia này.

Sau khi có nhiều nguồn tin đề cập đến việc, tại sao chính phủ ông Yameen không cử đại sứ đến Ấn Độ, ông Ahmed Mohamed, đại sứ Maldives tại Ấn Độ phân trần: “Chính phủ cũng muốn gửi một phái viên đặc biệt đến Ấn Độ, nhưng những ngày này không phù hợp với Bộ ngoại giao Ấn Độ”.

Maldives đã rơi vào tình trạng khủng hoảng kể từ tuần trước, khi Toà án Tối cao bãi bỏ các hình phạt từ tham nhũng đến khủng bố chống lại 9 nhân vật đối lập chính trị, bao gồm cả cựu Tổng thống Mohamed Nasheed. Căng thẳng bùng lên khi chính phủ Yameen bác bỏ phán quyết, áp đặt tình trạng khẩn cấp trong 15 ngày và sau đó bắt giữ chánh án cùng một thẩm phán khác của tòa.

Cả Anh, Mỹ và Liên Hợp Quốc sau đó đều kêu gọi chấm dứt tình trạng khẩn cấp và yêu cầu giải phóng 2 thẩm phán Tòa án tối cao đã đưa ra phán quyết thả tự do các nhà hoạt động chính trị đối lập.

Maldives ban bố tình trạng khẩn cấp vì khủng hoảng chính trị. Ảnh: IBTimes

Cuối ngày hôm qua (8/2), quân đội Maldives cũng chính thức cảnh báo các phương tiện truyền thông nhằm "ngăn chặn lan rộng thông tin ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh quốc gia và lan truyền nỗi sợ hãi cũng bất hòa giữa nhân dân".

Cựu Tổng thống Nasheed, hiện đang sống lưu vong ở nước ngoài đã kêu gọi Ấn Độ gửi một phái viên "được quân đội ủng hộ" sang Maldives để giải phóng các thẩm phán và tù nhân chính trị bị giam giữ.

Trong quá khứ, Ấn Độ từng đưa quân đến đánh bại một âm mưu khủng bố ở Maldives vào năm 1988 nhưng từ đó, New Dehli không còn can thiệp trực tiếp đến chính trị ở quốc đảo này nữa.

Ấn Độ sẽ gia tăng áp lực kinh tế và ngoại giao với chính phủ của Tổng thống Yameen thay vì điều động quân đội.

Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh đã cảnh báo các cường quốc bên ngoài không nên can thiệp vào công việc nội bộ của Maldives, đồng thời chỉ trích lời kêu gọi của ông Nasheed. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng cho biết Trung Quốc viện trợ cho Maldives chưa bao giờ áp đặt các điều kiện chính trị.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Reuters, Hidu Times)

Tin nổi bật