Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lý giải đợt nóng kỷ lục 'thiêu đốt' hàng loạt khu vực trên thế giới

(DS&PL) -

Theo Sputnik, những mức nhiệt độ cao đáng kinh ngạc là kết quả của các khối không khí nóng khổng lồ và dai dẳng đáng kể đang xoáy quanh nửa phía Bắc của hành tinh.

Theo Sputnik, những mức nhiệt độ cao đáng kinh ngạc là kết quả của các khối không khí nóng khổng lồ và dai dẳng đáng kể đang xoáy quanh nửa phía Bắc của hành tinh.

Bản đồ nhiệt thế giới hôm 4/7. - Ảnh: Climate Reanalyzer.

Một đợt nóng dai dẳng đang bao trùm nhiều khu vực trên thế giới, phá vỡ nhiều kỷ lục về thời tiết ở Canada, Mỹ, châu Âu và Trung Đông.

Vòm nhiệt khổng lồ và dai dẳng bao trùm các khu vực phía Đông Bắc Mỹ với nhiệt độ và độ ẩm cực đoan làm nên các kỷ lục như 40,5 độ C ngày 28/6 tại Colorado và 36,6 độ C ngày 2/7 tại Canada, trong đó kỷ lục ở Canada bao gồm nhiệt độ cao vào lúc nửa đêm.

Thời tiết không chì nóng mà còn ẩm khác thường. Đã có một số kỷ lục đã được ghi nhận. Tại TP Denver - Mỹ, nhiệt độ hôm 28/6 lên mức cao nhất từ trước đến giờ (40,5 độ C). Ít nhất 5 người thiệt mạng do nắng nóng ở Mỹ từ cuối tuần rồi. 

Theo thống kê, ít nhất 17 người thiệt mạng vì những lý do liên quan đến nắng nóng ở tỉnh Quebec tính đến ngày 4/7.

Các dữ liệu hiện tại cho thấy vòm áp cao sẽ trở nên mạnh nhất trong vòng 30 năm qua.

Các em nhỏ chơi dưới vòi phun nước ở thành phố Montreal, Canada giữa trời nắng nóng hôm 3/7/. - Ảnh: AP 

Khu vực châu Âu, nắng gắt thiêu đốt khu vực quần đảo Anh vào cuối tuần qua. Thời tiết ngột ngạt khiến mặt đường và mái nhà bị cong vênh, theo Weather Channel.

Nhiều nơi tại Scotland lập kỷ lục về nhiệt độ nóng nhất. Cơ quan Khí tượng Anh ghi nhận thị trấn Motherwell, cách Glasgow 19,3 km về phía đông nam, đạt 33,2 độ C hôm 28/6, vượt qua kỷ lục trước đây là 32,9 độ C vào tháng 8/2003. Glasgow cũng trải qua ngày nóng nhất với nhiệt độ 30,1 độ C hôm 29/6.

Vòm nhiệt lớn cũng kéo dài ở lục địa Á - Âu vào tuần trước, dẫn tới thời tiết nắng nóng chưa từng thấy. Yerevan, thủ đô của Armenia, đạt nhiệt độ cao kỷ lục trong tháng 7 là 42 độ C hôm 2/7. Một số địa điểm ở miền nam nước Nga trải qua nhiệt độ ấm nhất trong tháng 6 theo ghi nhận hôm 28/6.

Nắng nóng khiến mặt đường ở Cumbria, Anh, bắt đầu tan chảy. - Ảnh: North News.

Các nhà khoa học cho rằng quy mô của hiện tượng nắng nóng bất thường trong tuần qua là do tình trạng ấm lên toàn cầu. "Các mùa hè đang trở nên nóng bức hơn" - nhà khoa học Friederike Otto của ĐH Oxford chuyên nghiên cứu về nắng nóng ở châu Âu cho biết.

"Nếu chúng ta không làm gì để giảm phát thải khí nhà kính thì kiểu nhiệt độ cực đoan chúng ta đang thấy trong mùa hè này sẽ là 'chuyện thường ngày' khi con trai tôi đến tuổi trưởng thành" - ông Otto chia sẻ.

Ông Blair Feltmate, nhà khoa học tại Trường ĐH Waterloo (Canada), cũng cho biết: “Điều quan trọng, đây là xu hướng chung trong dài hạn chứ không chỉ xảy ra trong một năm cụ thể nào" - ông cho biết, đồng thời nói thêm rằng nhiệt độ bình quân hằng năm của thế giới hiện cao hơn 1 độ C so với một thế kỷ trước”.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật