Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lý do khiến Tào Tháo xây dựng 72 ngôi mộ cho mình khi còn sống

  • Phương Linh
(DS&PL) -

Cho tới nay, vị trí mộ của Tào Tháo vẫn còn ẩn chứa nhiều bí ẩn và là một chủ đề gây tranh cãi cho các chuyên gia.

Tào Tháo (155 - 220) là một trong những nhân vật nổi tiếng xuất hiện trong tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa". Ông là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất, có sức ảnh hưởng lớn vào cuối thời Đông Hán và thời Tam quốc. Thời nay, hậu thế thường nhắc tới ông với hình ảnh một vừa người thông minh, lắm mưu nhiều kế lại đa nghi, gian xảo.

Hình ảnh Tào Tháo trên phim ảnh.

Theo ghi chép của "Tam quốc chí", vào năm 220 sau Công nguyên, Tào Tháo đã qua đời ở Lạc Dương, nơi chôn cất của ông được chọn ở vùng núi phía tây Nghiệp Thành (huyện Lâm Chương - Hà Bắc ngày nay).

Mộ Tào Tháo không quây đất xây lăng, không chôn theo vàng bạc châu báu, cũng không xây dựng điện tế nguy nga kiên cố nhằm tránh sự dòm ngó của những kẻ trộm mộ.

Đặc biệt hơn là, hiện tại vẫn không ai biết mộ thật của Tào Tháo ở đâu. Người đời tương truyền rằng Tào Tháo vì quá đa nghi nên đã cho xây 72 ngôi mộ giả để đánh lạc hướng, không để ai xâm phạm nơi mình yên nghỉ.

Ngụy Văn Đế Tào Phi - con trai của Tào Tháo, lúc cha mất, đã nhất nhất làm theo di lệnh của cha, đưa di hài Tào Tháo về Nghiệp Thành an táng. Ngày xuất táng, tất cả các cổng thành đều mở toang, 72 cỗ quan tài được khiêng ra từ 4 cổng Đông, Tây, Nam, Bắc và táng ở các huyệt mộ được chuẩn bị sẵn, do đó thiên hạ loan truyền câu chuyện về 72 ngôi mộ của Tào Tháo.

Thuyết này sở dĩ lưu truyền rộng rãi, bởi hai bên bờ sông Chương Hà đúng là có nhiều lăng mộ, lại thêm tác phẩm “Tam Quốc Chí thông tục diễn nghĩa” do Mao Luân, Mao Tôn Cương chỉnh lý xuất hiện thời đầu triều Thanh đưa thêm tình tiết: “Tào Tháo có di mệnh: lập 72 ngôi mộ ở ngoài thành Giảng Võ, phủ Chương Đức, không để cho người đời sau biết ta táng ở chỗ nào, kẻo họ biết mà phát quật”

Năm 2008, một ngôi mộ cổ bất ngờ được phát hiện tại làng Xigaoxue, nằm trong thành phố cổ An Dương, tỉnh Hà Nam. Việc phát hiện này ban đầu xuất phát từ lời kể của một tên trộm mộ. Người này cho biết đã trộm một tấm phiến đá có khắc dòng chữ “Ngụy Vũ Vương” - tước hiệu của Tào Tháo, tại mộ cổ này.

Theo đó, các nhà khảo cổ đã tới địa điểm và tiến hành cuộc khai quật. Trong quá trình này, họ đã phát hiện 3 bộ xương: một người đàn ông trong khoảng 60 tuổi, một phụ nữ khoảng 50 tuổi và một người phụ nữ trẻ dưới 20 tuổi. Có giả thiết rằng họ có thể là Tào Tháo và hai phụ nữ thê thiếp của ông. Trong ngôi mộ, có hơn 250 món đồ tùy táng bằng vàng, bạc, đồ gốm... Đặc biệt, một số món đồ được khắc dòng chữ: “Đây là những vật mà Ngụy Vũ Vương từng sử dụng”.

Sự phát hiện này đã gây ra nhiều cuộc tranh luận. Có nhiều chuyên gia cho rằng việc các vật phẩm này được khắc dòng chữ để miêu tả là những vật dụng mà Tào Tháo sử dụng là vô lý. Chúng giống như những hiện vật trưng bày trong một bảo tàng. Thêm vào đó, trong cuộc đời ông, Tào Tháo thể hiện mong muốn được chôn cất một cách đơn giản nên việc tìm thấy nhiều đồ tùy táng có giá trị trong ngôi mộ này là không hợp lý.

Thêm nữa, khi cử hành tang lễ cho Tào Tháo, Tào Phi có nói: “Linh cữu rời cung đình, đi tới Sơn Nga”. Câu nói này có nghĩa là đưa thi hài Tào Tháo đến vùng núi chôn cất. Thế nhưng, lăng mộ phát hiện ở An Dương là ở khu vực đồng bằng. Từ đó, các chuyên gia cho rằng, đây không phải mộ thật của Tào Tháo. Vậy nên, nhiều chuyên gia vẫn tiếp tục cuộc tìm kiếm vị trí lăng mộ thật của Tào Tháo.

Phương Linh (T/h)

Tin nổi bật