Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lùm xùm vụ nữ sinh TP.HCM tố bị "đánh cắp" bài thi ở Genius Olympiad: Người trong cuộc lên tiếng

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Người trong cuộc đã chính thức lên tiếng về những vấn đề xoay quanh vụ việc nữ sinh TP.HCM tố bị “đánh cắp” bài thi ở Genius Olympiad.

Ngày 6/7, tài khoản Facebook có tên M.C (cựu học sinh Trường THCS Lê Văn Tám, quận Bình Thạnh, TP.HCM), chia sẻ, tham gia cuộc thi Genius Olympiad 2023 diễn ra tại Mỹ, ngoài đề án âm nhạc, M.C còn có đề án viết.

Nhưng sau vòng 1, thầy N.M.T (giáo viên Trường THPT Gia Định, quận Bình Thạnh) nói M.C rớt đề án viết này. Tuy nhiên, tên trên số báo danh của Q.U (học sinh lớp 10, Trường THPT Gia Định) giống hệt như tên M.C và tên đề án cũng giống của M.C.

VTC News dẫn lời chị T.V (mẹ Q.U) cho biết, U. tham gia lớp ôn của thầy T từ tháng 12/2022. Tuy nhiên, đến lúc nộp bài vòng 1, chị không đồng ý cho U. tham gia, nhưng thầy T vẫn giao đề tài cho U viết. Sau đó, thầy T có hỏi ý kiến và đề nghị cho U. nộp bài thì chị đồng ý. 

Chị T.V cho biết, khi cuộc thi kết thúc, con chị đăng hình lên Facebook cá nhân nhưng phía gia đình M.C. gây áp lực buộc phải gỡ.

Bài viết M.C tố bị 'đánh cắp' bài thi ở Genius Olympiad. Ảnh: VTC News

"Cháu gọi về và thông báo sự việc. Do cháu ở xa, nên tôi nói cháu gỡ xuống vì sợ cháu không được an toàn. Tôi động viên cháu về Việt Nam, sẽ cho cháu đăng hình. Về Việt Nam, U. đăng hình nhận giải, từ đó xuất hiện bài viết tố của M.C", chị T.V nói. 

 

U. tham gia lớp ôn của thầy T từ tháng 12/2022. Tuy nhiên, đến lúc nộp bài vòng 1, chị không đồng ý cho U. tham gia, nhưng thầy T vẫn giao đề tài cho U viết. Sau đó, thầy T có hỏi ý kiến và đề nghị cho U. nộp bài thì chị đồng ý.

 

Chị T.V cho biết, khi cuộc thi kết thúc, con chị đăng hình lên Facebook cá nhân nhưng phía gia đình M.C. gây áp lực buộc phải gỡ.

 

"Cháu gọi về và thông báo sự việc. Do cháu ở xa, nên tôi nói cháu gỡ xuống vì sợ cháu không được an toàn. Tôi động viên cháu về Việt Nam, sẽ cho cháu đăng hình. Về Việt Nam, U. đăng hình nhận giải, từ đó xuất hiện bài viết tố của M.C", chị T.V nói. 

 

Là người trực tiếp đồng hành cùng học sinh, thầy T cho biết, trong cuộc thi Genius Olympiad, học sinh M.C. tham gia vòng loại hạng mục âm nhạc (Music) và viết sáng tạo (Creative Writing). Q.U có tham gia ôn luyện hạng mục viết sáng tạo cùng M.C và với sự đồng hành của thầy T, nhưng ban đầu không tham gia vòng loại.

 

Theo kết quả vòng loại, M.C đậu cả đề án âm nhạc và đề án viết. Tuy nhiên, khi tra cứu kết quả, do gặp sự cố đăng nhập, thầy T chỉ thấy thông tin M.C đậu đề án âm nhạc nên ngay lập tức thông báo với gia đình M.C.

Khi kiểm tra lại, thầy T phát hiện việc bỏ sót kết quả M.C cũng đậu đề án viết. Tuy nhiên, theo quy định của Genius Plympiad, thí sinh chỉ được thi 1 đề án ở vòng chung kết.

"Bỏ sót việc M.C cũng đậu vòng loại hạng mục viết sáng tạo là lỗi của tôi. Nhưng thế mạnh của M.C là âm nhạc, nên khi phát hiện, tôi đã đặt vấn đề với M.C và ban tổ chức để được thay bài của M.C bằng bài của Q.U, cũng viết về cùng chủ đề. Cả M.C và ban tổ chức đều chấp nhận. Đó là lý do vì sao M.C và Q.U có cùng số báo danh là 2190", thầy T chia sẻ.

 

Thầy T cho biết thêm, cả hai bài viết sáng tạo của M.C và Q.U đều có chung tựa đề "Saigon - Facing the loss of myself", đề cập đến vấn đề TP.HCM đang mất dần những mảng xanh đô thị. Vì cả M.C và Q.U đều được đồng hành bởi thầy T, nên chủ đề và tựa đề bài viết được thầy gợi ý. Tuy nhiên, nội dung làm bài bên trong hoàn toàn khác nhau. 

 

"Khi sự việc xảy ra, tôi đã cố gắng giải thích cho M.C và mẹ M.C hiểu, tuy nhiên, mọi chuyện đang đi quá xa. Dù đúng hay sai, bản thân tôi cũng xin gửi lời xin lỗi đến cả hai gia đình, đặc biệt là M.C và Q.U. Tôi mong muốn hai bên gia đình hãy bình tĩnh, tránh đẩy sự việc đi quá xa ảnh hưởng đến tâm lý của các em, và đặc biệt là Trường THPT Gia Định. Hiện, tôi vẫn đang đợi M.C cùng gia đình về nước để có thể gặp trao đổi cụ thể và rõ ràng hơn", thầy T. nói.

Tuổi Trẻ Online dẫn lời bà Hoàng Thu Trang (Jenny Hoang) - giảng dạy tại Đại học Nebraska (Mỹ), người cho biết đã đồng hành cùng M.C. cho bài viết của em. 

Bà nhận thấy giữa bài viết ban đầu của M.C. trong vòng loại Genius Olympiad và nội dung poster của Q.U. trình bày trong vòng chung kết Genius Olympiad có nhiều điểm giống nhau.

Bà phân tích trong poster của Q.U. có câu: "Many of Saigon’s architectural styles combine elements of the east and west, history and modernity, balancing skysprapers and patches of green" (tạm dịch: "Nhiều phong cách kiến trúc của Sài Gòn kết hợp các yếu tố Đông và Tây, lịch sử và hiện đại, cân bằng giữa các tòa nhà chọc trời và mảng xanh" - PV).

Thì bài làm trước đó của M.C. là: "Its downtown architecture has vestiges of the east and the west, the old and the new, balancing between between skyscrapers and patches of green" (tạm dịch: "Kiến trúc trung tâm thành phố mang dấu ấn của phương Đông và phương Tây, cũ và mới, cân bằng giữa những tòa nhà chọc trời và những mảng xanh").

Một đoạn khác trong bài viết của M.C. nói về các cây xanh cổ thụ trăm tuổi trên đường Tôn Đức Thắng đã nhường chỗ cho dự án xây dựng ở TP.HCM. 

Đoạn viết: "All the trees were gone. I used to close my eyes every time my father took me through here to feel the cool in air on my face and listen to the trees talk. Now, they are all gone. And for what? For an overpass connecting to a newly developed part of the city? They did not only cut down the centuries-old trees but also took away memories and a humble way of life in Saigon"

Nội dung bài viết  Q.U. trong vòng chung kết Genius Olympiad. Ảnh: Lao Động

(Tạm dịch: Tất cả các cây đã biến mất. Tôi thường nhắm mắt lại mỗi khi được cha đưa qua đây để cảm nhận làn gió mát phả vào mặt và lắng nghe cây cối kể chuyện. Bây giờ, tất cả đã biến mất. Và để làm gì? Đối với một cây cầu vượt kết nối với một khu vực mới phát triển của thành phố? Họ không chỉ đốn hạ những hàng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi mà còn lấy đi những ký ức, một lối sống khiêm tốn của Sài Gòn).

Thì trong poster của Q.U. có câu: "All the trees were gone. And for what? For an overpass connecting to a newly developed part of the city? They did not only cut down the centuries-old trees but also took away memories of life in Saigon". (Tạm dịch: "Tất cả các cây đã biến mất. Và để làm gì? Đối với một cây cầu vượt kết nối với một khu vực mới phát triển của thành phố? Họ không chỉ đốn hạ những cây cổ thụ hàng thế kỷ mà còn lấy đi những ký ức về cuộc sống ở Sài Gòn").

Một ví dụ khác, đoạn gần cuối bài của M.C. như sau: "I planted trees and will continue to plant more. But no matter how much effort our generations put into replensing the forest, it will never be enough if new developments for human like keep prioritizing conveniences over greens". (Tạm dịch: "Tôi đã trồng cây và sẽ tiếp tục trồng nhiều hơn nữa. Nhưng cho dù các thế hệ của chúng ta có nỗ lực bao nhiêu để bù đắp cho rừng, sẽ không bao giờ là đủ nếu những phát triển mới của con người như tiếp tục ưu tiên tiện ích hơn cây xanh").

Thì trong bài của Q.U. là: "I planted trees and hope to plant more. However, no matter how hard our generations work to refill the forest, it will never be enough if new improvements for human life continue to prioritize convenience over greens". (Tạm dịch: "Tôi đã trồng cây và hy vọng sẽ trồng nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, cho dù các thế hệ của chúng ta có nỗ lực để lấp đầy rừng đến đâu, sẽ không bao giờ là đủ nếu những cải tiến mới cho cuộc sống con người tiếp tục ưu tiên sự tiện lợi hơn cây xanh").

Bà Hoàng Thu Trang nói dù các câu có thay bằng một số từ đồng nghĩa nhưng dưới góc nhìn của bà, đó là "đạo văn". Về cấu trúc của bài, bà cũng nhận thấy sự tương đồng. 

"Tôi đã gửi email đến ban tổ chức Genius Olympiad để xem xét vụ việc này", bà Trang nói.

Được biết, khi M.C. tra cứu lại và thấy một bài khác trùng tựa, chủ đề và tên mình đậu vòng loại hạng mục Viết sáng tạo, em hỏi thầy N.M.T. và được thầy trả lời rằng đó là một bài trùng hợp của một bạn ở trường Vinschool.

Sau đó, M.C. mới biết Q.U. được thế vào suất của mình. Theo M.C., bằng chứng là mã số dự thi của em ở hạng mục Viết sáng tạo là 2190. Mã số của Q.U. khi dự thi vòng chung kết hạng mục này cũng là 2190. "Thầy hoàn toàn không hỏi ý kiến của mình và gia đình về việc này", M.C. nói.

Bà T.H.Đ. - mẹ M.C. - nêu góc nhìn cá nhân rằng trong cuộc thi này thí sinh có thể đặt tên tùy ý ở vòng loại vì là gửi bài trực tuyến. Khi đậu vào chung kết, học sinh mới khai tên như đúng giấy tờ của mình để làm các thủ tục như visa.

Điều này tương tự một người Việt có thể chọn một cái tên Tây, như Michael Nguyễn, để dự thi. Chỉ đến khi làm giấy tờ, thủ tục khi làm thủ tục visa, người này mới phải ghi đủ họ tên tiếng Việt của mình. Bà T.H.Đ. nghi ngờ có thể đây là kẽ hở bị lợi dụng để đưa thay tên hai người hoàn toàn khác nhau.

Bài viết của M.C đưa đi dự thi. Ảnh: Lao Động

Bà T.H.Đ. cho biết hiện gia đình bà chỉ muốn nhận được một "lời xin lỗi" từ gia đình Q.U., cũng như một "lời cảm ơn" vì nhờ có M.C. mà Q.U. mới đoạt giải. "Tôi cũng mong muốn cộng đồng mạng không nên công kích Q.U. vì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và tương lai của Q.U.", bà T.H.Đ. nói.

Bà Nguyễn Ngọc Khánh Vân, Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh, TP.HCM) xác nhận, bà có nắm sự việc từ lúc cuộc thi vừa kết thúc, ngày 17/6. 

"Sau khi cuộc thi kết thúc, M.C được giải bạc đề án âm nhạc, Q.U đạt giải đồng đề án viết. Tuy nhiên, ngay sau đó, phụ huynh M.C đã liên tục gọi về và gây sức ép đối với tôi, liên tục bắt tôi phải giải quyết ngay chuyện này. Vì thầy T là giáo viên của trường và Q.U cũng là học sinh của trường nên tôi có trả lời phụ huynh M.C rằng đợi khi các em về nước hết, tôi sẽ cho mời cả ba bên (M.C, Q.U, và thầy giáo N.M.T) lên làm việc", bà Vân nói.

Vị hiệu trưởng cho biết thêm, phụ huynh M.C liên tục nhắn tin về bắt bà giải quyết. Thời gian đó, bà Vân đang tham gia hội đồng thi kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2023 nên chưa kịp trả lời thì phụ huynh M.C đòi làm lớn chuyện. Thực tế, ngay khi lùm xùm xảy ra, nhà trường đã yêu cầu thầy N.M.T tường trình sự việc. 

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật