Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Luật chống khủng bố mới của Singapore cấm phóng viên, người dân đưa tin hiện trường

(DS&PL) -

Dự luật chống khủng bố mới của Singapore chính thức có hiệu lực sau hàng loạt các vụ tấn công tại nhà thờ và sở cảnh sát tại Indonesia.

Dự luật chống khủng bố mới của Singapore chính thức có hiệu lực sau hàng loạt các vụ tấn công tại nhà thờ và sở cảnh sát tại Indonesia.

Bộ luật mới đặc biệt tập trung vào quyền hạn của cảnh sát trong trường hợp xảy ra tấn công khủng bố, bao gồm cả việc cấm các phóng viên hay người dân đưa tin về hiện trường.

Theo luật, cảnh sát có quyền chặn tất cả các thiết bị thông tin liên lạc tại chỗ, các thiết bị chụp hình, quay video nhắn tin văn bản và âm thanh liên quan trong vòng một tháng nếu cơ quan chức năng cảm thấy nguy cơ khủng bố.

Ngày 15/5, Bộ Nội vụ Singapore cho biết: "Mối đe dọa rõ ràng và cấp bách từ các cá nhân cực đoan và những kẻ khủng bố nước ngoài đang đe dọa an ninh quốc gia. Do đó, điều quan trọng là tăng cường quyền hạn cho cảnh sát để họ có thể phản ứng nhanh chóng, hiệu quả”.

Cá nhân vi phạm luật có nguy cơ nhận mức án tối đa hai năm tù giam và phạt tiền 20.000 SGD (15.000 USD).

Lực lượng chống khủng bố Singapore trong cuộc diễn tập vào tháng 10/2016 - Ảnh: Straitstime

Thông báo toàn quốc cũng nếu những vụ tấn công trước đó ở Mumbai và Paris - nơi các chương trình phát sóng trực tiếp bị cáo buộc đã làm lộ kế hoạch phản ứng của cơ quan chức năng cho lực lượng khủng bố.

Trong vụ tấn công Mumbai năm 2008, các video ghi lại cảnh lực lượng an ninh chuẩn bị gài thuốc nổ tại khách sạn Taj Mahal Palace đã giúp các tay súng khủng bố trốn thoát.

Trong cuộc tấn công vào năm 2015 tại một nhà hàng ở Paris, kẻ khủng bố đã trở nên manh động hơn sau khi xem được chương trình truyền hình trực tiếp cho thấy cảnh sát đã di chuyển vào khu trung tâm thương mại.

Để trấn an dư luận và giới truyền thông, các nhà lập pháp cũng nói rằng các nhà báo và phóng viên quốc tế vẫn sẽ được tiếp cận với hiện trường khi quá trình điều tra hoàn tất.

Thu Phương (Theo Reuters)

Tin nổi bật