Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lợn hơi rớt giá, thương lái kiếm "bộn tiền"

(DS&PL) -

Tính đến thời điểm hiện tại, giá lợn hơi liên tục rớt giá khiến nhiều người nuôi thua lỗ. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn phải mua thịt lợn với mức giá cao ngất ngưởng.

Tính đến thời điểm hiện tại, giá lợn hơi liên tục rớt giá khiến nhiều người nuôi thua lỗ. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn phải mua thịt lợn với mức giá cao ngất ngưởng.

Theo tin tức trên báo VietnamNet, gần đây, người nuôi lợn cả nước đứng ngồi không yên khi giá lợn hơi xuất chuồng giảm kỷ lục, xuống chỉ còn 27.000-28.000 đồng/kg. Thậm chí, tại các tỉnh miền Bắc, giá lợn hơi có nơi giảm còn 22.000-25.000 đồng/kg.

Với mức giá này, mỗi con lợn bán ra người nuôi lỗ từ 1,8-2 triệu đồng. Nuôi càng nhiều càng lớn, có khi lên tới cả tỷ đồng. Có hộ chăn nuôi lợn còn đứng bên bờ vực phá sản, khi lợn đến kỳ xuất chuồng mà không bán được, phải cắn răng chịu lỗ nài nỉ thương lái mua với giá rẻ mạt.

Thực tế đáng buồn là giá thịt lợn hơi xuất chuồng xuống chạm đáy, thấp nhất trong vòng 30 năm qua, song điều nghịch lý là giá thịt heo tại các điểm bán lẻ không giảm hoặc chỉ giảm rất nhẹ, người tiêu dùng vẫn phải mua thịt heo với giá cao.

Cụ thể, tại các chợ trên địa bàn Hà Nội, thịt lợn mông, vai, ba chỉ, chân giò đều ở mức 80.000 đồng/kg, thịt thăn giá dao động từ 90.000-95.000 đồng/kg, sườn 100.000 đồng/kg, móng giò 70.000 đồng/kg,...

Người chăn nuôi lợn đang đứng bên bờ vực phá sản khi giá lợn giảm mạnh (Ảnh: báo Dân Việt)

Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), thừa nhận, giá thịt lợn hơi xuất chuồng đang giảm chưa từng có. Thế nhưng, giá ở chợ và siêu thị vẫn cao ngất ngưởng.

“Tôi về quê mua thịt lợn thì giá đã giảm còn 65.000 đồng/kg, nhưng ra Hà Nội, giá thịt hầu như vẫn giữ nguyên”, ông Dương cho hay.

Theo ông Dương, sau khi giết thịt, tỷ lệ thịt móc hàm được khoảng 75-78%, tức con lợn 1 tạ, khi giết mổ xong thịt còn khoảng 75-78kg. Nếu mua với mức giá lợn hơi thấp như hiện nay thì thương lái đang lãi quá nhiều.

Lý giải về nghịch lý này, báo Dân Việt dẫn lời ông Nguyễn Văn Thương - chủ trang trại chăn nuôi lợn ở huyện Phú Xuyên (Hà Nội) cho rằng có 2 nguyên nhân chính:

Một là do việc bán lẻ thịt lợn phải trải qua nhiều khâu trung gian, qua mỗi khâu thương nhân lại nâng lên 1-2 giá và thay đổi theo mức mà các thương lái, người bán tự thỏa thuận miệng với nhau.

Thứ 2 là do lượng thịt lợn miếng cung cấp cho một số lượng người nhất định, ở các khu dân cư nhất định mà phần lớn là bà con quen mua ở các chợ dân sinh. Tại các chợ này, chủ hàng thịt đã giữ chỗ, việc điều tiết thịt bao nhiêu là do họ, mỗi người tiêu dùng khi mua phải phụ thuộc vào họ nên các các chủ thịt dựa vào đó mà tự định giá, độc chiếm thị trường.

Cùng đưa tin, báo Tri thức trực tuyến dẫn lời ông Nguyễn Văn Trọng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, trước thực trạng này, Bộ NN&PTNT vừa kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo ngân hàng và tổ chức tín dụng có giải pháp khoanh nợ, giảm nợ cho người chăn nuôi, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y.

Đồng thời đề nghị các đơn vị có năng lực dự trữ, chế biến nhiều thịt như Vissan, Việt Đức, Hapro Hà Nội, Saigon Co.op, các đơn vị quân đội… tăng cường mua giết mổ cấp đông thịt lợn, thịt gia cầm trữ cho các tháng hè sắp tới.

Đặc biệt, Bộ NN&PTNT kiến nghị Chính phủ xem xét, dừng các hoạt động tạm nhập tái xuất sản phẩm thịt, phủ tạng từ bên ngoài qua Việt Nam vào thị trường các nước trong khu vực để tránh các trường hợp rủi ro.

Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai Nguyễn Kim Đoán cho rằng việc giải cứu lợn đã rất cấp bách, nếu không triển khai ngay thì ngành này nguy cơ phá sản, người nuôi đã sụp đổ rồi.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật