Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lời tỏ tình bằng ba chiêu võ bí truyền của võ sư phái Long Hổ Hội

(DS&PL) -

(ĐSPL)- Võ sư Long Phi Thanh đã dùng ba bài võ nhà họ La của môn phái Long Hổ Hội để "tỏ tình" với nữ võ sư trứ danh Sài thành - Dương Thị Huệ, khiến giới võ thuật hết sức ngỡ ngàng

(ĐSPL)- Gặp nhau trong thế "khắc khẩu", nhưng lại có chung mối lương duyên cùng võ thuật, võ sư Long Phi Thanh đã dùng ba bài võ nhà họ La của môn phái Long Hổ Hội để "tỏ tình" với nữ võ sư trứ danh Sài thành - Dương Thị Huệ, khiến giới võ thuật trong thành phố hết sức ngỡ ngàng và thán phục.
Võ sư Dương Thị Huệ băng bột ở cánh tay phải trong ngày cưới.
Bén duyên từ tình yêu võ thuật
Chúng tôi tìm đến võ đường Long Phi Thanh tại chung cư Hiệp Bình Chánh (P. Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP. HCM) xin được diện kiến "cặp lão võ sư" Long Phi Thanh - Dương Thị Huệ trứ danh trên đất Sài thành từ thập niên 80 của thế kỷ trước. Tiếp chúng tôi niềm nở, võ sư Long Phi Thanh (SN 1950) cho biết, cách đây 25 năm, ông và võ sư Dương Thị Huệ (SN 1952), gặp nhau một cách tình cờ trong thế "đối nghịch" - người muốn dạy võ tại gia, còn người kia bảo "nếu muốn dạy võ trong thành phố này thì phải quy tụ về trung tâm văn hóa của quận...". ấy vậy mà, giờ đây, hai người lại trở thành đôi vợ chồng võ sư hạnh phúc nức tiếng.
Nhớ lại chuyện xưa, võ sư Long Phi Thanh kể, lúc đó, ông đã là võ sư của một võ phái thuộc Bình Định gia, nổi tiếng múa những đường quyền An Thái uyển chuyển, uy dũng và đẹp mắt. Sau khi đi dạy được ba năm tại quận Bình Thạnh (TP.HCM), một lần cậu Hai Đại (cậu ruột võ sư - PV) giới thiệu cho ông những đường quyền, cước trong võ phái Long Hổ Hội. Chẳng hiểu sao, võ sư Thanh lại mê đắm nó ngay lần "chiêm ngưỡng" đầu tiên. Ngày ngày, ông đi theo cậu Hai Đại và nài nỉ cậu dạy võ thuật Long Hổ Hội cho mình. Năm 1982, tôi nghe cậu Hai Đại, ra mở lớp võ dạy Long Hổ Hội tại ga-ra Thanh Long (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) và gặp vợ tôi tại đây", võ sư Long Phi Thanh tâm sự.
Trong vai trò là cán bộ văn hóa quận Bình Thạnh, võ sư Dương Thị Huệ xuống lớp võ của võ sư Thanh kêu gọi ông đưa các võ sinh lên trung tâm TDTT quận dạy tập trung. Thế nhưng, phải tới năm 1985, võ sư Long Phi Thanh mới bằng lòng chuyển lên trung tâm dạy tập thể. Không ngờ, chỉ sau vài ngày đăng bảng tuyển sinh, số lượng võ sinh xin vào học lên tới 500 người khiến ông "choáng váng". Mấy ngày sau, ông đề nghị phòng văn hóa quận luân chuyển cán bộ xuống trợ giúp công tác quản lý võ sinh và thu ngân học phí. "Chẳng hiểu cơ duyên từ kiếp nào, người được luân chuyển xuống giúp tôi lại chính là Dương Thị Huệ", võ sư Long Phi Thanh chặc lưỡi nhớ lại.
Từ đó, chiều và tối nào võ sư Dương Thị Huệ cũng xuống lớp của võ sư Thanh ngồi trực để thu học phí. Sau đó ít ngày, bà nhận thấy môn võ của ông đang dạy rất khác lạ so với các phái võ khác, cách phòng ngự và tấn chẳng giống võ phái nào nên gặng hỏi: "Sao cái võ này lạ quá, đấm, đá chỉ bằng một tay, một chân, chiêu thức lộ liễu lắm?". Võ sư Long Phi Thanh liền đáp: "Đó là nét đặc thù của một môn võ mang tính khoa học cao, các thế võ đánh đều phải tuân theo nguyên tắc "trục quay" - đây là nguyên lý cơ bản để phát huy sức mạnh một cách tối đa cho người sử dụng đòn, thế mà không hề mất chút sức lực nào...".
Sau đó, ông chỉ từng chiêu thức, cách ra đòn cho võ sư Dương Thị Huệ thấy rõ, nhưng bà vẫn tỏ vẻ nghi ngờ. Không chút chần chừ, võ sư Thanh liền gọi hai võ sinh cầm bao đấm lên sàn tập và dặn phải đứng cho vững, rồi ông thủ thế, tấn đấm hai đòn ve theo trục quay ngược xuôi liên tiếp, với sức mạnh kinh hồn và nhanh như tia chớp. ông vừa dứt đòn, cả hai võ sinh tung bao đấm ra khỏi tay, rồi ngã vật theo chiều ra đòn của ông. Tận mắt chứng kiến "uy lực" khủng kiếp ấy, sau vài ngày suy nghĩ, võ sư Dương Thị Huệ quyết định bái võ sư Long Phi Thanh làm thầy. Mặc dù lúc đó, bà đã là một nữ võ sư nức tiếng của phái Lam Sơn Võ Đạo và trong giới võ lâm TP.HCM.
Sau khi làm quen, võ sư Long Phi Thanh mới biết võ sư Dương Thị Huệ mê đắm võ thuật từ năm 13 tuổi, sư phụ của bà là võ sư Nghiêm An Thạch phái Lam Sơn Võ Đạo. Tuy là phận nữ nhi nhưng bà rất nhanh nhẹn và ham học hỏi nên được lão sư tổ Quách Văn Kế, sư phụ và các sư bá hết sức cưng chiều, truyền dạy cho nhiều bí kíp võ công chân truyền. Sau hơn 10 năm luyện tập, bà đã đạt đẳng cấp mà nữ giới thời đó hiếm người có được - Bạch đai 17/18. Năm 1976, bà xin vào làm vệc tại trung tâm TDTT quận Bình Thạnh, đảm nhiệm chức vụ Trưởng bộ môn Võ vật, từng bước xây dựng hệ thống các lò võ ở TP.HCM, tạo ra một phong trào luyện tập thể thao, võ thuật lan tỏa khắp các quận, huyện, trở thành nữ võ sư mở lò võ đầu tiên ở TP.HCM.
Võ sư Long Phi Thanh và Dương Thị Huệ (thứ 3 và 4 từ phải qua) trong ngày nhập môn võ phái Long Hổ Hội.
Lời "tỏ tình" bằng võ thuật có một không hai
Dù chính thức được Trưởng môn phái Long Hổ Hội nhận làm đệ tử, nhưng võ sư Long Phi Thanh vẫn đảm nhiệm việc truyền thụ võ thuật cho sư muội Dương Thị Huệ. Trong quá trình tập luyện, ông thấy bà là một người con gái rất mê võ học, và có khả năng lĩnh hội rất cao. ông cho biết, chỉ cần dạy một lần bà đã thấy được sự phát triển các bài quyền của võ phái, bài quyền sau bao giờ cũng ôn lại những đòn thế cũ của bài quyền trước, đồng thời, cùng lúc đó hình thành lên đòn thế mới, cứ thế xuyên suốt thành một hệ thống có sự phát triển từ thấp tới cao.
Võ sư Long Phi Thanh phân tích thêm: "Người học võ Long Hổ Hội không còn cảm giác về giới tính vì càng học càng mê, càng đánh càng mạnh. Sau này tôi mới biết, võ thuật Long Hổ Hội là loại võ đánh trong lúc bị đánh, đánh trong phản ứng khi bản thân bị ai đó tác động. Đây là điểm mà bà ấy mê nhất". Quyết tâm theo niềm đam mê từ nhỏ, võ sư Dương Thị Huệ một lòng đi theo nghiệp võ, ngày đêm luyện tập để vươn tới những đỉnh cao mới trong võ học. Chính vì thế, bà và sư huynh Long Phi Thanh luôn sát cánh bên nhau để luyện tập, dần dà, bà có tình cảm với ông lúc nào không hay. Ngược lại, võ sư Long Phi Thanh cũng phát hiện cả hai người cùng có chung một lý tưởng, đó là võ học.
Trong những buổi tập sau đó, bà liên tục "đòi hỏi" sư huynh truyền thụ hết những tuyệt chiêu của võ phái cho mình. Thấy sư muội tâm huyết, nhân cơ hội có một không hai này, võ sư Long Phi Thanh đánh bạo lời tỏ tình bằng cách ra điều kiện: "Nếu huynh dạy cho muội ba bài võ bí truyền nhà họ La của Long Hổ Hội gồm: La Thành Hồi Mã Thương, La Thành Thọ Tiễn, La Thông Tảo Bắc thì muội phải lấy huynh nhé? Muội đồng ý huynh mới dạy đấy...!". Nghe xong, bà cười gượng rồi e thẹn chào ông ra về.
Nhớ lại kỷ niệm một thời, ông tâm sự: "Không phải bỗng dưng tôi lấy ba bài võ ra để "ngỏ lời" với Huệ đâu, vì trước đó hai đứa cũng đã hiểu tâm tình của nhau rồi, nhưng chưa ai dám mở lời thôi. Nhân cớ Huệ mê võ thuật và đang nhiệt huyết học bằng được các tuyệt chiêu nên tôi mới mạnh dạn nói trước. Nhìn điệu bộ của Huệ lúc ra về, tôi đã chắc chắn mình sẽ thành công đến 90\% rồi. Chưa đầy một tuần sau, bà ấy gật đầu cái "rụp" và học ba bài võ nhà họ La do tôi truyền dạy chỉ trong ba ngày. Điều này khiến tôi khâm phục đến tận ngày nay". Một thời gian sau, họ được đôi bên gia đình định ngày làm lễ thành hôn.                                                      
Dùng võ thuật đả thương cô dâu tương lai

Trước ngày cưới một tuần, võ sư Dương Thị Huệ khoe đang sở hữu tuyệt chiêu Mãnh hổ Cầm dương, có thể chế ngự được tất cả những cú đá nên thách thức đòn đá của võ sư Thanh. "Lúc ấy, tôi khuyên Huệ rằng, việc bắt được cú đá của Long Hổ Hội chỉ là chuyện nằm mơ. Thế nhưng, Huệ vẫn cương quyết và buộc tôi phải động thủ, cú đá vừa dứt, Huệ ngã lăn về phía trước với ống xương tay phải bị gãy ngang, tôi phải chở đi bó bột ngay. Hôm lễ cưới diễn ra, giới võ lâm thành phố đến dự tiệc, ai cũng "đàm tiếu" rằng đó là "kỷ niệm" có một không hai mà chú rể tặng cho cô dâu trong ngày cưới", võ sư Thanh vui vẻ kể lại.


Tin nổi bật