Các loại rau, củ như khoai lang, bí đao, cà chua, gừng… đến tất cả các loại quả như hồng, me, mận, táo, dâu,… đều được chế biến thành mứt. Những loại mứt này có tác dụng đặc biệt cho sức khỏe.
Mứt gừng
Mứt gừng có tác dụng làm ấm tỳ vị, chống nôn, giải độc, chữa ho. Trong mứt gừng chứa nhiều sinh tố và chất dinh dưỡng như protid, lipid, chất xơ, bêta-caroten, vitamin (B1, B2, PP, C), canxi, sắt, kẽm, phốt pho, selen… đều là những chất không thể thiếu cho cơ thể.
Gừng có tính ấm, vị cay; có tác dụng cầm nôn, tiêu đàm, ra mồ hôi, sát trùng, tiêu đàm trị ho suyễn… gừng mang lại nhiều lợi ích nhưng không nên dùng nhiều, mỗi ngày chỉ dùng từ 1 - 2 lát, mỗi lần 4 - 5 lát, nếu ăn mứt chỉ nên ăn từ 10 – 15g/ngày.
Mứt tắc
Mứt tắc có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, long đờm, chống nôn, giải độc rượu. Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 10 - 15g mứt tắc.
Mứt sen
Mứt sen có tác dụng an thần, giảm stress, chống suy nhược bởi trong hạt sen có tác dụng bổ tâm và thận, thích hợp dùng làm món ăn “thực dưỡng” cho người mất ngủ, mộng nhiều, hồi hộp bất an, di tinh, tiêu chảy do rối loạn chức năng tiêu hóa. Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 20 – 50g/ngày.
Mứt hồng
Mứt hồng có tác dụng chống suy nhược, chữa ho, tiểu đêm. Với mứt hồng, có thể dùng 60 - 100g/ngày.
Mứt khoai lang
Mứt khoai lang có tác dụng nhuận trường, chống táo bón. Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 4 - 6g mứt khoai.
Mứt dừa, mứt me, cà chua
Mứt dừa có tác dụng nhuận tràng. Mỗi ngày không nên dùng quá 10g mứt dừa.
Mứt me có tác dụng giải khát, kích thích tiêu hóa, nhuận tràng.
Mứt cà chua, cà rốt giúp sáng mắt, đẹp da, ngừa ung thư tuyến tiền liệt.BS Lâm cũng khuyến cáo không nên ăn mứt "ba không" (không nhãn mác nguồn gốc, không ngày sản xuất, không hạn sử dụng,…). Nếu không quá bận rộn, mọi người nên tự chế biến mứt để ăn (ăn có giới hạn sẽ rất tốt cho sức khỏe).
Cự Giải (T/h) - Nguồn ảnh: Internet