Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Loại “tiên dược” giúp quý ông “tứ tuần” cải thiện chất lượng tinh trùng

  • Thùy Dung (T/h)
(DS&PL) -

Tôm là thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp bổ sung năng lượng. Đặc biệt, với nam giới, tôm còn hỗ trợ cải thiện sinh lý.

Lợi ích của tôm đối với quý ông

Chứa nhiều kẽm có lợi cho "tinh binh"

100 g tôm có khoảng 1,64 mg kẽm. Kẽm cần thiết cho quá trình sản xuất tinh trùng. Lượng tinh dịch giảm và mức testosterone thấp hơn thường do thiếu kẽm. Nam giới cần bổ sung khoảng 11 mg kẽm mỗi ngày.

 

Theo Trường Đại học Wayne State (Mỹ), kẽm có thể hỗ trợ sức khỏe sinh sản ở nam giới. Nghiên cứu năm 1996, thực hiện trên 40 nam giới trong độ tuổi 20-80 được chia thành hai nhóm. Sau 20 tuần, nhóm người trẻ tuổi ăn ít kẽm, nồng độ testosterone giảm gần 75%. Nhóm người cao tuổi tiêu thụ lượng kẽm tăng lên và nồng độ testosterone tăng gần gấp đôi.

Cung cấp vitamin D tăng cường testosterone

Lợi ích của vitamin D với phái mạnh có thể bao gồm kiểm soát mức testosterone, hỗ trợ sản xuất tinh trùng và xây dựng cơ bắp khỏe mạnh. Theo Trường Đại học Y Weill Cornell (Mỹ) và Đại học Qatar (Qatar), chức năng cương dương phụ thuộc trực tiếp vào việc hấp thụ đủ vitamin D. Nghiên cứu công bố năm 2021 với dữ liệu phân tích từ 14 thử nghiệm khác.

Tắm nắng là biện pháp bổ sung vitamin D hiệu quả, nhất là trong khoảng 6-9h. Nam giới có thể tiêu thụ thêm thực phẩm với liều lượng khuyến cáo 15 mcg vitamin D mỗi ngày. Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia của Bộ Nông nghiệp Mỹ, 85 g tôm chứa khoảng 129 IU vitamin D.

L-arginine cải thiện rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương có thể xảy ra khi lượng máu lưu thông trong dương vật bị hạn chế, ảnh hưởng đến đời sống chăn gối. Tôm chứa L-arginine - một loại axit amin có tác dụng cải thiện tình trạng này. L-arginine tạo ra oxit nitric giúp giãn và giảm căng thẳng mạch máu, tăng khả năng lưu thông máu và hỗ trợ cương cứng.

Bổ sung 2,5-5 g L-arginine hàng ngày có thể cải thiện chức năng tình dục ở người bị rối loạn cương dương.

Cải thiện chất lượng tinh trùng

Theo Trường Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), iốt rất cần thiết để sản xuất hormone tuyến giáp. Thiếu hoặc thừa iốt đều có thể dẫn đến rối loạn tuyến giáp, giảm các thông số chất lượng tinh trùng. Nghiên cứu có hơn 1.000 cặp vợ chồng tham gia khảo sát vào năm 2020. Thiếu iốt còn gây ra bệnh suy giáp, là nguyên nhân gây rối loạn chức năng tình dục và cả rối loạn cương.

Tôm và các loại hải sản khác giàu iốt vì chúng hấp thụ một phần iốt có sẵn trong nước biển. 85 g tôm chứa khoảng 35 mcg iốt.

 

Món ăn từ tôm giúp tăng cường sinh lý

Tôm xào hành tây

Tôm càng còn gọi là tôm đồng, tôm nước ngọt, vị ngọt, tính ấm, không độc, giàu chất dinh dưỡng như protid, lipid, Ca, P, Fe, vitamin B1, B2, PP, cholesterol, melatonin và acid béo omega - 3. Tôm có tác dụng bổ dương khí, bổ thận tráng dương, lợi sữa, giải độc, chống nôn.

Hành tây giàu vitamin A, B, C và các khoáng chất như magie, canxi, kali, aicd folic. Ngoài ra, hành tây chứa chất phytonxit - một loại kháng sinh mạnh, có thể dùng để trị các bệnh như ho, xơ cứng động mạch, tiểu đường, giúp ngủ ngon, trừ giun đũa, chống đông máu, chống viêm, giảm cholesterol, chống táo bón và đầy hơi, tăng cường miễn dịch.

Đặc biệt, hành tây là chất kích thích tình dục mạnh. Đông y cho rằng hành tây có vị thơm cay, tính ấm, không độc, chữa nhiều bệnh như tiêu khát, huyết áp cao, mỡ máu, xơ vữa thành mạch, bệnh mạch vành tim, cảm mạo phong hàn.

Nguyên liệu: 600g tôm sú lớn,150g hành tây, 200g cần, 2 muỗng canh sốt cà, ớt cắt khoanh, dầu ăn, muối tiêu, muối, dầu hào, đường, rau thì là dùng trang trí.

Cách làm: Cho tôm và hành tây vào xào. Sau đó, cho các gia vị vào nêm cho vừa ăn. Món ăn này giúp khoẻ thận, cường gân.

Tôm xào hẹ

Theo Đông y, hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Tác dụng dược lý của hẹ cao nhất là vào mùa xuân. Hẹ kỵ mật ong và thịt trâu. Những người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt không nên dùng hẹ lâu dài.

Nguyên liệu: Tôm biển khô 30g (hoặc tôm tươi 250g), rau hẹ 250g, trứng gà 1 quả, bột gạo vừa đủ.

Cách làm: Tôm đã bóc vỏ hoặc luộc chín bóc bỏ vỏ; nếu tôm khô ngâm tôm cho mềm, sau đó để cho khô hết nước. Trứng gà bỏ vỏ, trộn với bột gạo và dầu vừng, đánh cho nhuyễn đều, cho tôm vào khuấy trộn đều (tôm tẩm bột trứng).

Chảo đun nóng sẵn trên bếp, cho dầu ăn vào, khi dầu nóng, thả tôm trộn bột trứng vào xào chín tôm và bột trứng chín bám chắc vào tôm, sau đó cho tiếp rau hẹ vào xào tiếp cho rau chín, cho thêm nước mắm hoặc nước tương, gia vị nếm vừa ăn.

Món ăn này tốt cho bệnh nhân đau lưng, di tinh, di niệu, liệt dương.

Tin nổi bật