Sữa là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, vitamin D, thiamine (B1), B12, kali, canxi, magie, kẽm là những chất dễ bị thiếu trong nhiều chế độ ăn kiêng. Ngoài ra, đây là một nguồn protein tuyệt vời và chứa hàng trăm acid béo khác nhau, bao gồm acid linoleic liên hợp (CLA) và omega-3. Acid linoleic liên hợp và acid béo omega-3 có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và bệnh tim.
Hàm lượng dinh dưỡng của sữa thay đổi, tùy thuộc vào các yếu tố như hàm lượng chất béo cũng như chế độ ăn của bò lấy sữa. Chẳng hạn như, sữa từ những con bò chủ yếu ăn cỏ chứa lượng acid linoleic liên hợp và acid béo omega-3 cao hơn đáng kể.
Ngoài ra, sữa bò hữu cơ và sữa bò ăn cỏ chứa lượng chất chống oxy hóa có lợi cao hơn, vitamin E, beta-carotene giúp giảm viêm, chống lại stress oxy hóa.
Mặc dù có nhiều lợi ích, nhưng những đối tượng dưới đây cần tránh xa sữa để tránh tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Bệnh nhân bị sỏi thận nên tránh xa sữa.
Bệnh nhân bị sỏi thận nên tránh xa sữa vì thực phẩm này chứa nhiều canxi, người bình thường có thể bổ sung canxi để củng cố xương, nhưng khi đã bị sỏi thận, bổ sung canxi quá mức có thể làm tăng hình thành sỏi thận ở thận, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Một số người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa lactose, một chất có trong sữa, dẫn đến các triệu chứng như đầy hơi và tiêu chảy. Đối với những người không dung nạp lactose, sữa không chứa lactose hoặc các sản phẩm có nguồn gốc thực vật như sữa hạnh nhân hoặc sữa đậu nành là những lựa chọn thay thế.
Một kết luận tổng hợp của các nhà khoa học Mỹ năm 2018 dựa trên 241 nghiên cứu khác nhau về mối liên quan giữa sữa và mụn trứng cá ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên cho thấy: sữa tách béo làm tăng mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá ở thanh thiếu niên và thanh niên.
Tiêu thụ sữa nhiều trong giai đoạn thanh thiếu niên tác động đến các hormone như insulin và IGF-1, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe làn da.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào giải thích rõ ràng cơ chế tác động của các chất trong sữa dẫn đến nổi mụn.
Người không dung nạp lactose không nên uống sữa.
Không chỉ dị ứng với sữa, có một số người bị dị ứng với protein giàu sữa và các chất dinh dưỡng khác. Thông thường, sau khi uống loại sữa này, cơ thể sẽ có các triệu chứng dị ứng như tiêu chảy, phát ban, ngứa...
Theo một bài báo trên NCBI, rất nhiều người có hệ miễn dịch phản ứng lại với lactose - một thành phần có nhiều trong đường sữa. Những trường hợp không dung nạp Lactose, bị hội chứng ruột kích thích hoặc đang bị đầy hơi, khó tiêu không nên uống sữa vì sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu tiếp tục uống sữa, có thể bị tiêu chảy, đau bụng và nôn.
Trong thành phần của sữa có khá nhiều chất béo, để tiêu hóa cần có sự tham gia của túi mật và tuyến tụy. Nếu hai cơ quan này không khỏe mạnh, chất béo không tiêu hóa sẽ trực tiếp đi vào các phần khác của đường tiêu hóa, sẽ làm tăng gánh nặng lên đường ruột.
Uống sữa sẽ khiến canxi và phốt pho trong sữa ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt của cơ thể.
Sương mù não (brain fog) không phải là một bệnh, nhưng là một triệu chứng. Nó gây ra các vấn đề về trí nhớ, giảm khả năng tập trung và tinh thần thiếu sáng suốt. Một số nghiên cứu cho rằng tỉ lệ casein cao trong sữa sẽ khiến cảm giác này trở nên trầm trọng hơn.
Ở những bệnh nhân bị thiếu máu do thiếu sắt, nếu uống sữa sẽ khiến canxi và phốt pho trong sữa ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt của cơ thể. Nếu bạn bổ sung 300-600mg canxi cùng lúc có thể ức chế hấp thu sắt đáng kể., do đó ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu của bệnh nhân.