VTC News dẫn lười lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội cho hay, hẹ có nhiều tên gọi khác nhau như khởi dương thảo, cửu thái tử, cửu thái. Cây có tên khoa học là Allium ramosum L. thuộc họ hành.
Rau hẹ là loại rau gia vị rất phổ biến và là vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Ảnh minh họa
Hẹ là loại cây dễ trồng, hiện cây còn được trồng làm cảnh. Cây sinh trưởng tốt ở những vùng khí hậu nóng ẩm. Hẹ được trồng nhiều để thu hoạch làm thuốc, chế biến món ăn.
Trong y học cổ truyền, hẹ vị cay và ngọt, tính ấm, không độc. Quy kinh vào can, vị, thận. Hẹ được dùng để giải độc, giảm đau, bổ thận, tráng dương, chữa mộng tinh, di tinh, làm lành vết thương, trị táo bón, cảm mạo.
- Giàu vitamin: Theo nghiên cứu, trong 1kg hẹ có 5-10g đạm; 5-30g đường; 2g vitamin A; 89g vitamin C; 2,6g canxi; 2,2g phospho… Lá hẹ có rất nhiều chất xơ, có tác dụng giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy…
- Làm đẹp da: Hẹ có thể thay thế cho các loại kem bôi trị vảy và làm lành vết thương hở bởi nó có thể tiêu diệt vi khuẩn, nấm, giúp vết thương mau lành. Ngoài ra, nếu bạn bị da khô, hẹ tươi là biện pháp cho bạn. Nghiền hẹ ra, rồi đắp lên mặt, để khô trong vòng 30 phút sau đó rửa mặt lại. Làm thường xuyên, bạn sẽ nhận thấy da có sự thay đổi rõ rệt.
- Kháng viêm hiệu quả: Trong lá hẹ chứa allicin, một loại dầu lưu huỳnh có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm rất tốt. Nhất là khi bạn gặp các vết thương ngoài da, ăn nhiều lá hẹ rất mau lành.
Hẹ là loại cây dễ trồng, hiện cây còn được trồng làm cảnh. Ảnh minh họa
- Tốt cho trí nhớ: Nên ăn lá hẹ thường xuyên bởi trong lá hẹ có cả choline và folate. Các chất này có liên quan trực tiếp đến việc cải thiện chức năng não bộ, cải thiện tình trạng mất trí nhớ ở người lớn tuổi. Đặc biệt, chất folate trong lá hẹ có thể hạn chế rối loạn nhận thức và rối loạn tâm trạng, rất hữu hiệu trong việc cải thiện trí nhớ và ngăn ngừa bệnh như mất trí nhớ.
- Chữa đau lưng, đau thận.: Lá hẹ ăn thường xuyên rất tốt, theo một số nghiên cứu không thể phủ nhận các tác dụng của lá hẹ với nam giới và các tác dụng điều trị bệnh của hẹ. Tuy nhiên, khi dùng vị thuốc này, người dùng cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng điều trị bệnh bằng các bài thuốc từ cây hẹ.
- Tốt cho xương chắc khỏe: Hẹ chứa nhiều vitamin K - loại vitamin chịu trách nhiệm cho sức khỏe xương của bạn. Sự khử khoáng xương được ngăn chặn đáng kể bằng việc ăn hẹ thường xuyên. Đặc biệt phụ nữ dễ bị loãng xương hơn nam giới nên thường xuyên ăn hẹ sẽ giúp tăng mật độ xương. Lá hẹ có rất nhiều chất xơ, có tác dụng giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy…
- Ngăn ngừa ung thư: Hẹ là nguồn chứa chất flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên có thể ngăn chặn một số loại bệnh ung thư hiệu quả. Những chất này giúp chống lại các gốc tự do và ngăn chặn chúng phát triển. Vì vậy, ăn hẹ có thể phòng ung thư đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày.
- Giảm cân: Lý do lá hẹ rất ít calories nhưng lại nhiều dưỡng chất có lợi. 100 g hẹ tươi chỉ chứa 30 calories nhưng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chứa chất xơ, vitamin, canxi và khoáng chất bổ dưỡng cần thiết cho nhiều bộ phận của cơ thể.
- Giảm huyết áp: Trong lá hẹ có chứa allicin có tác dụng giảm huyết áp và ngăn quá trình sản sinh cholesterol trong cơ thể. Hơn nữa, chúng cũng có đặc tính chống vi khuẩn và chống nấm, tẩy vi khuẩn và nấm trong đường ruột, đảm bảo cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt.
- Ngăn chặn táo bón: Rau hẹ giàu chất xơ nên giúp tiêu hóa hiệu quả. Ăn nhiều hẹ sẽ cung cấp lượng lớn chất xơ cho ruột và ruột kết, giúp loại bỏ nguy cơ bị táo bón.
- Trị hen suyễn: Hẹ rất giàu vitamin A, ăn nhiều rau hẹ không chỉ tốt cho làn da, thị lực và phổi, mà còn giảm nguy cơ bị cảm lạnh, giảm các triệu chứng bệnh hen suyễn…Bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá hẹ sau đó rửa sạch, cắt nhỏ. Đường phèn lượng vừa đủ, giã nhỏ, trộn với lá hẹ và đem hấp cách thủy cho đến khi lá hẹ chín nhừ rồi ăn cả cái lẫn nước. Thực hiện 2 lần/ngày, trong khoảng 3-4 ngày giúp cải thiện triệu chứng nóng rát, giảm ho, thông tin trên Người đưa tin.
Lá hẹ có vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm, củ hẹ trị chứng di mộng tinh, đau lưng rất công hiệu. Ảnh minh họa
- Chữa rôm sẩy: Rễ hẹ 60g sắc nước uống.
- Chữa cảm mạo, ho do lạnh: Hẹ 250g, gừng tươi 25 g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cả cái và uống nước.
- Chữa táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ. Mỗi lần uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần.
- Chữa đau răng: Hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
- Chữa hen suyễn: Lá hẹ một nắm giã nát, lấy nước uống hay sắc lên để uống.
- Chữa ghẻ: Lá hẹ 50g, rau cần 30g, giã nát đắp lên chỗ tổn thương. Ngày 2 lần.
- Trị giun kim: Rễ hẹ giã lấy nước cho uống.
- Chữa đi tiểu nhiều lần: Lá hẹ, Cây tơ hồng xanh, Ngũ vị tử, Phúc bồn tử, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử. Cho lượng bằng nhau, phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6 g. Ngày uống 2 lần với nước ấm.