
Theo Sức khỏe & Đời sống, dứa là một loại trái cây nhiệt đới được nhiều người yêu thích. Nó chứa tới 16 khoáng chất tự nhiên và rất nhiều sinh tố cần thiết cho cơ thể. Chính vì thế, dứa là một trong số ít loại quả có tác dụng giảm cân tốt, ngoài ra nó còn có hiệu quả cho những người bị táo bón, đau họng, ... Đặc biệt, dứa là một trong những loại thực phẩm tốt nhất để duy trì sức khỏe của gan.
Dứa tốt cho gan
Bảo vệ lá gan là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng để duy trì sức khỏe. Nếu không được bảo vệ gan sẽ mắc phải các bệnh như rối loạn chức năng gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ, nguy hiểm hơn phải kể đến xơ gan hay ung thư gan. Tuy nhiên có những loại thực phẩm đơn giản, rẻ tiền như quả dứa có tác dụng bảo vệ lá gan rất hiệu quả.
Dứa là một loại trái cây nhiệt đới được nhiều người yêu thích. Ảnh minh họa.
Dứa là một loại trái cây nhiệt đới được nhiều người yêu thích. Nó chứa tới 16 khoáng chất tự nhiên và rất nhiều sinh tố cần thiết cho cơ thể. Các nhà khoa học cho biết, dứa là một trong số ít loại quả có tác dụng giảm cân tốt, ngoài ra nó còn có hiệu quả cho những người bị táo bón, đau họng, cảm lạnh, thậm chí ăn dứa còn có thể làm sáng da.
Dứa có chứa vitamin C, B-Complex bao gồm folate, thiamin, pyridoxine, riboflavin và rất nhiều khoáng chất như kali, canxi, phốt pho và mangan. Bên cạnh đó dứa còn chứa chất xơ hòa tan và không hòa tan tự nhiên và đặc biệt dứa rất ít calo. Một trong những hợp chất có trong dứa tên là bromelain thực sự tốt cho sức khỏe của gan. Đây là một loại enzyme giúp phân hủy các chất độc trong cơ thể con người và hỗ trợ cho việc loại bỏ chất độc hại này. Dứa còn giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, người ta tính rằng, nước dứa tươi chứa tới 75% vitamin C cho nhu cầu cơ thể hàng ngày. Vitamin B trong dứa giúp cho quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp tái tạo tủy xương và tăng cường canxi giúp xương chắc khỏe.
Hiện nay số người mắc bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng tăng cao, dứa chính là một giải pháp tự nhiên không phải dùng thuốc cho những người mắc căn bệnh này. Nó giúp giải độc rất tốt, làm sạch tế bào gan. Hợp chất bromelin phân bố nhiều nhất ở lõi dứa, gấp tới 20 lần so với thịt dứa, nên khi ăn loại quả này bạn không nên bỏ lõi dứa. Dứa thúc đẩy quá trình tiêu hóa trong cơ thể, đặc biệt có lượng chất xơ lớn giúp cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Uống nước ép dứa 1 lần mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ mỡ của cơ thể.
Những thực phẩm không nên ăn cùng dứa
Sữa: Sữa và các sản phẩm từ sữa kể cả sữa chua, nhất định không nên ăn với dứa. Điều này để tránh phản ứng các chất trong dứa với protein trong các sản phẩm sữa. Nếu không, chúng sẽ tạo thành các chất khó tiêu, gây đau bụng hoặc tiêu chảy.
Xoài: Nếu không muốn bị tiêu chảy, tuyệt đối không ăn chung dứa và xoài với nhau. Hai loại quả này khi kết hợp sẽ phản ứng và làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày. Bởi trong cả xoài và dứa đều chứa thành phần hóa học và gây dị ứng da.
Dứa là loại quả rất dễ gây dị ứng, bởi trong dứa chứa protease đặc thù, rất dễ dẫn đến dị ứng, đau bụng, chứng viêm ở vùng bụng. Còn xoài lại chứa các chất gây kích ứng da và niêm mạc, gây ngứa, đau thậm chí phồng rộp. Vậy nên tuyệt đối không kết hợp hai loại quả này với nhau.
Dứa là loại quả rất dễ gây dị ứng, bởi trong dứa chứa protease đặc thù, rất dễ dẫn đến dị ứng, đau bụng, chứng viêm ở vùng bụng. Ảnh minh họa.
Củ cải: Hai loại thực phẩm này ăn cùng nhau sẽ phá hủy vitamin C trong dứa, giảm các chất dinh dưỡng khác. Bên cạnh đó, chúng còn thúc đẩy flavonoid trong dứa chuyển hóa thành axit dihydroxybenzoic và axit ferulic ức chế chức năng tuyến giáp, gây bướu cổ.
Trứng: Đây là một trong những thực phẩm không nên ăn kèm với dứa. Theo đó, protein trong trứng và axit trái cây trong dứa kết hợp với nhau sẽ làm protein đông đặc lại, gây triệu chứng khó chịu, khó tiêu.
Hải sản: Nếu sau khi ăn hải sản mà bạn ăn dứa, những vitamin trong dứa sẽ chuyển đổi các vitamin thành các thành phần giống như asen, gây nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng không mong muốn khác, theo Tiền Phong.