Kiwi là loại trái cây có nguồn gốc từ New Zealand, có lớp vỏ ngoài mềm, có lông và màu nâu nhạt khá giống với quả hồng xiêm của Việt Nam. Bên trong quả có hạt màu đen nằm xung quanh nhân trắng ở giữa, có màu xanh lá hoặc vàng tươi, mùi thơm, ăn khi chín mềm, vị ngọt thanh nhẹ và hơi chua. Trái kiwi chưa được trồng tại Việt Nam và thường được bày bán nhờ nhập khẩu nên giá thành khá cao.
Kiwi được coi là "siêu trái cây" bởi nó có chứa các loại vitamin C và E, cùng với các chất khoáng như Ca, Cr, Cu, Fe, Zn, Mg… cùng hợp chất polyphenol, axit folic…
Nhóm người này thường lá lách và dạ dày kém nên không ăn được những thức ăn có tính lạnh mạnh và giàu axit trái cây. Vì vậy, nếu họ ăn trái kiwi sẽ làm tăng gánh nặng cho lá lách và dạ dày, gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa và làm nặng thêm tình trạng viêm dạ dày, loét dạ dày, ợ chua, đau bụng, mệt mỏi, suy giảm chức năng lá lách… Tốt nhất là không nên ăn trái kiwi.
Quả kiwi có chứa một số thành phần có thể gây dị ứng. Đối với những người bị dị ứng, sau khi ăn có thể gây ra các triệu chứng dị ứng như đỏ da, sưng tấy, ngứa… thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, những người bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng mủ nên cố gắng tránh xa trái kiwi để tránh tai nạn không mong muốn.
Loại quả được mệnh danh là “siêu trái cây” tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn.
Với hàm lượng nước lớn, có tác dụng lợi tiểu, ăn nhiều kiwi có thể khiến bạn đi tiểu thường xuyên. Điều này không có lợi cho bệnh nhân mắc chứng tiểu nhiều.
Do hàm lượng oxalate có trong quả nên những người đang điều trị sỏi thận, sỏi mật nên tránh dùng. Chất này còn hạn chế sự hấp thu Ca vào cơ thể, tuy nhiên các nghiên cứu cũng xác nhận là ảnh hưởng này không đáng kể nếu bộ máy tiêu hóa của bạn tốt và bạn nhai kỹ trong khi ăn.
Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt nên ăn một số đồ ăn có tính ấm, tốt nhất là không nên ăn đồ lạnh, nhất là khi kinh nguyệt ra nhiều để không gây hại cho cơ thể.
Phụ nữ sinh non hoặc sẩy thai trước hết không nên ăn những đồ ăn có tính kích thích, cơ thể thai phụ lúc này tương đối yếu nên tốt nhất là không nên ăn đồ lạnh như kiwi.
Mặc dù quả kiwi rất giàu chất dinh dưỡng nhưng lại chứa một lượng đường khá lớn. Tiêu thụ quá nhiều có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, không có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên ăn ít hoặc tránh ăn kiwi để bảo vệ bản thân.
Loại quả được mệnh danh là “siêu trái cây” tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn.
Dưa chuột chứa các enzyme phá hủy vitamin C trong thực phẩm. Do đó, để tránh làm mất vitamin C trong quả kiwi, không nên ăn cả hai cùng một lúc.
Kiwi rất giàu vitamin C, cà rốt có chứa thành phần phá hủy vitamin C trong kiwi, do đó, nếu ăn cả 2 cùng lúc sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng ban đầu.
Hải sản rất giàu canxi và thành phần axit tannic trong quả kiwi có thể tạo ra các chất khó tiêu khi gặp canxi, ảnh hưởng đến sức khỏe đường tiêu hóa của chúng ta. Nhất là nếu kết hợp kiwi với cua thì càng không tốt.
Hàm lượng protein và canxi có trong sữa rất cao. Vitamin C khi kết hợp với protein trong sữa, nhất là sữa bò sẽ kết tủa, không chỉ ảnh hưởng đến hấp thu mà còn khiến cơ thể xuất hiện những triệu chứng khó chịu, đau bụng, tiêu chảy. Vì vậy, không nên ăn sữa và các chế phẩm từ sữa cùng lúc hoặc ngay trước/sau khi ăn kiwi.
Loại quả được mệnh danh là “siêu trái cây” tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn.
Gan động vật rất giàu các ion kim loại như đồng và sắt. Những ion kim loại này có thể dễ dàng oxy hóa vitamin C trong quả kiwi, do đó làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó.