Mía đã được trồng ở Ấn Độ và các khu vực khác của Đông Nam Á trong nhiều thiên niên kỷ và đã được sử dụng như một phương pháp chữa bệnh phổ biến trong các hệ thống y học Ayurveda và Unani. Mía tự nhiên và các dẫn xuất trực tiếp của nó đã được sử dụng để điều trị các bệnh như: chảy máu, viêm, vấn đề về đường tiết niệu, vàng da…
Theo Ayurveda, nước mía giúp tăng cường gan của bạn và do đó được đề xuất như một phương thuốc chữa bệnh vàng da. Vàng da là tình trạng bạn thấy da và màng có sắc tố vàng do nồng độ chất được gọi là bilirubin trong dịch cơ thể tăng cao và do gan hoạt động kém. Những gì nước mía làm là bổ sung cho cơ thể bạn các protein bị mất và các chất dinh dưỡng cần thiết để phục hồi nhanh chóng.
Nước mía chứa nhiều đường và các chất khác, khi vào cơ thể sẽ tạo gánh nặng cho thận trong quá trình lọc và đào thải.
Cần có thêm nhiều nghiên cứu để đưa ra kết luận chính xác về lợi ích của mía tự nhiên.
Một khẩu phần (28,35 gam) nước mía cung cấp 113,43; 0,2 gam chất đạm; 0,66 gam chất béo; 25,4 gam carbohydrate. Mía có nhiều vitamin và khoáng chất hơn đường tinh luyện, bao gồm một lượng nhỏ sắt, magie, vitamin B1, riboflavin.
Tuy là thức uống tốt cho sức khoẻ, nhưng có một số bệnh được khuyến cáo không nên uống loại đồ uống này.
Nước mía chứa nhiều đường và các chất khác, khi vào cơ thể sẽ tạo gánh nặng cho thận trong quá trình lọc và đào thải. Điều này có thể làm suy giảm chức năng thận và làm bệnh tiến triển nặng hơn.
Ngoài ra, nước mía chứa một lượng lớn kali. Đối với người bị bệnh thận, đặc biệt là suy thận, khả năng lọc và đào thải kali của thận bị suy giảm. Việc tiêu thụ quá nhiều kali có thể dẫn đến tình trạng tăng kali máu, gây ra các triệu chứng như yếu cơ, rối loạn nhịp tim, thậm chí là ngừng tim.
Nước mía chứa hàm lượng đường tự nhiên cao, chủ yếu là sucrose, fructose và glucose. Khi uống nước mía, các loại đường này nhanh chóng được hấp thụ vào máu, có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, gây nguy hiểm cho người bị tiểu đường.
Lượng đường trong máu cao không kiểm soát cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường như bệnh tim mạch, đột quỵ, tổn thương thần kinh, suy thận, mù lòa... Do đó, bệnh nhân tiểu đường tuyệt đối không nên uống nước mía.
Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.
Nước mía có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu,...
Nước mía có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu,... Vì vậy, những người có hệ tiêu hóa kém, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa nên tránh uống nước mía.
Ngoài ra, nước mía thường được ép và bán ở các quán vỉa hè, không đảm bảo vệ sinh. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt là đối với những người có hệ tiêu hóa kém, dễ bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn gây bệnh.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Do đó, những người đang muốn giảm cân nên hạn chế loại thức uống này để tránh “phản tác dụng”.
Nước mía chứa hàm lượng đường cao nên có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, như sinh non, thai nhi quá lớn, tăng huyết áp, tiền sản giật...
Việc uống nhiều nước mía cũng có có thể dẫn đến tăng cân quá mức trong thai kỳ. Tăng cân quá nhiều có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, đau lưng, khó thở...
Nước mía có thể tương tác với một số loại thuốc, làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, nếu bạn đang uống thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước mía.