Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Loại hoa cực kỳ tốt cho gan nhưng nếu lạm dụng sẽ "gậy ông đập lưng ông"

  • Thùy Dung (t/h)
(DS&PL) -

Atiso được nhiều người ưa chuộng bởi công dụng mát gan, giải độc gan, nhưng không phải ai dùng cũng tốt.

Công dụng của hoa atiso

Atisô được sử dụng rất nhiều dạng như dùng tươi, khô, làm trà, nấu cao và dùng trong nhiều bài thuốc đông y.

Atisô có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng bổ gan, thận, mát gan, lợi mật, lọc máu, lợi tiểu; thường dùng chữa chứng bệnh vàng da, sỏi mật, nhiễm độc, thấp khớp, thống phong, phù thũng, đái tháo đường, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh…

Atisô có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng bổ gan, thận, mát gan. Ảnh minh họa.

Hoa atisô tươi có 81% nước, 3,15% protein, 0,30% lipid, 15,50% glucid, ngoài ra còn có mangan, phosphor, sắt, và vitamin A, B, C, cung cấp 50-75 calo…

Atisô có công năng lợi tiểu, làm tăng sự bài tiết urê, acid uric, cholesterol qua thận tiết niệu, vì vậy atisô được sử dụng tốt cho người bị bệnh gút, huyết áp, tim mạch, gan nhiễm mỡ…

Trà atisô hỗ trợ giải độc gan

Atisô là một loại thảo dược có tác dụng giải độc gan, khá phù hợp để sử dụng cho các đối tượng gan phải hoạt động nhiều, rối loạn lipid máu, vàng da, viêm thận, xơ vữa động mạch, người hút thuốc, uống rượu, làm việc trong môi trường ô nhiễm, người bị viêm loét dạ dày, tá tràng…

3 tác hại khi lạm dụng Atiso

1. Gây trướng bụng

Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời lương y Vũ Quốc Trung, hoa atisô ngon và bổ nhưng phải dùng có liều lượng và không lạm dụng.

Do tác dụng tiết mật và co thắt túi mật để đẩy mật từ gan xuống ruột của atisô nên nếu dùng quá thường xuyên hoặc mỗi lần dùng quá nhiều thì có thể gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân nhiều người bị đầy hơi, trướng bụng sau một thời gian dài uống atisô quá nhiều.

Ngoài ra, atisô còn có tính lạnh nên những người có cơ địa tỳ vị hư hàn ăn uống khó tiêu, cơ quan tiêu hóa có tính lạnh dùng atiso càng thêm hạị.

2. Gây suy thận, hại gan

Nếu sử dụng atiso quá liều có thể khiến cơ thể bị mất cân bằng điện giải, tăng đào thải hoạt chất, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, K… lâu ngày sẽ có hại cho thận, dẫn tới suy thận. Ảnh minh họa.

Bản chất của atisô là lợi tiểu, giải nhiệt cơ thể, an thần, làm người dùng cảm thấy thoải mái. Nhưng nếu sử dụng quá liều có thể khiến cơ thể bị mất cân bằng điện giải, tăng đào thải hoạt chất, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, K… lâu ngày sẽ có hại cho thận, dẫn tới suy thận.

Đặc biệt, nếu dùng hàng ngày, thường xuyên các loại nước thanh nhiệt sẽ làm nhuận gan quá mức, gan tiết ra nhiều dịch, trong khi nhu cầu cơ thể không cần đến sẽ làm mất cân bằng các chất và sinh ra bệnh tật, trong đó nặng nhất là teo gan.

3. Gây chán ăn

Trong trà atisô có chứa nhiều sắt. Hơn nữa, lượng sắt trong trà bao giờ cũng chiếm ưu thế so với các khoáng tố khác dẫn tới việc người uống nhiều trà atiso dù thừa sắt song lại thiếu nhiều khoáng tố vi lượng khác như kẽm, crôm, mangan… Lạm dụng nước trà vì thế có thể dẫn đến mệt mỏi, biếng ăn, buồn chán…

Lương y Vũ Quốc Trung cho hay cũng như với các loại thảo dược, thuốc bổ hay thực phẩm nào khác, lạm dụng đều biến mặt lợi thành bất lợi, chắc chắn sẽ gây tác động xấu tới cơ thể.

Lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo: Một ngày chỉ nên dùng 10-20 gr sắc với nước nếu dùng tươi, 5-10 gr nếu dùng khô. Tốt nhất chỉ nên uống liền trong 10 ngày rồi nghỉ trước khi sang một đợt khác, không nên uống liên tục

Tin nổi bật