Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS Đỗ Tất Lợi, trầm hương còn gọi là kỳ nam, trà hương, dó bầu…, có tên khoa học là Aquilaria agallocha Roxb., thuộc họ trầm (Thymelacaceae). Kỳ nam còn có tên kỳ nam hương thường dành cho loại trầm quý nhất, giá đắt gấp 10-20 lần trầm hương.
Trên thế giới chi trầm có khoảng 8 loài, phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới từ Ấn Độ đến Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc, Việt Nam là nước có nhiều trầm hương.
Loại gỗ kỳ nam của Việt Nam rất nổi tiếng trên toàn thế giới. Ảnh: Tinh hoa trầm Việt
Việt Nam hiện có 3 loài gió được định danh là Aquilaria crassna (cây dó bầu); Aquilaria baillonii (cây dó baillonii); Aquilaria banaensis (cây dó Bà Nà). Dó bầu là cây trung tính, lúc nhỏ ưa bóng, khi lớn thiên về sáng, mọc rải rác trong các khu rừng ẩm nhiệt đới nguyên sinh hoặc thứ sinh, xanh quanh năm, sống thích hợp trong rừng hỗn giao, cây lá rộng.
Chúng thường được tìm thấy ở các tỉnh như Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, đặc biệt là từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận đến Tây Nguyên, An Giang, Kiên Giang và đảo Phú Quốc.
Không phải cây dó nào cũng có kỳ nam. Ảnh: VCCI
Theo trang Oddity Central, tại Nhật Bản, kỳ nam trở thành một loại hương liệu quý hiếm được sử dụng trong ngành công nghiệp nước hoa và ngành sản xuất nhang. Tờ Laitimes cho biết, Trung Quốc luôn coi kỳ nam là một loại thảo dược quý.
Loại gỗ có giá tiền tỷ được đại gia mê đắmCác yếu tố quyết định giá kỳ nam gồm lượng dầu có trong gỗ, khả năng chìm nổi của khối gỗ và kích thước của nó.
Nếu kỳ nam có lượng dầu tốt, khối lượng lớn hơn 1kg, có thể làm vòng trang trí, giá thu mua dao động từ 10 tỷ đồng đến 30 tỷ đồng/kg là chuyện bình thường.
Loại gỗ kỳ nam được chia thành 4 loại. Ảnh: XWatch
Hơn nữa, theo Vietnamnet, không phải cây dó nào cũng cho trầm. Cả nghìn cây mới có một cây cho trầm, cả triệu cây mới có cây cho kỳ. Thời gian cây gỗ tạo ra kỳ nam phải mất tới 50 năm đến hơn 1000 năm tích trầm. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi kỳ nam luôn nằm trong số những loại gỗ quý hiếm và có giá trị kinh tế cao nhất.
Trong số 4 loại kỳ nam, bạch kỳ nam là loại gỗ quý hiếm nhất, giá của nó có thể lên đến 50 tỷ đồng/kg. Thời gian lên men của bạch kỳ nam phải mất khoảng hơn 3000 năm trở lên.
Kỳ nam của Việt Nam rất có giá trị trên thị trường quốc tế, nhất là đối với Trung Quốc, Nhật Bản.
Người Trung Quốc cho rằng, hương thơm của bạch kỳ nam của Việt Nam là cực phẩm trong hương thơm của kỳ nam nói chung.
Sản lượng dự trữ kỳ nam của Việt Nam hiện là lớn nhất nhưng cũng dần trở nên khan hiếm trước nhu cầu của thị trường tiêu thụ.