Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Loại gia vị nhà nào cũng có được coi là "vua chống ung thư", có tác dụng trị cảm lạnh và cảm cúm

  • Như Quỳnh
(DS&PL) -

Tỏi được biết đến là loại gia vị quan trọng trong mỗi bữa ăn, đồng thời tỏi còn là một phương thuốc tự nhiên cực tốt với sức khỏe.

Tỏi (tên khoa học: Allium sativum) thuộc họ hành, là một loại cây lưu niên thuộc họ Liliaceae, được tìm thấy ở khu vực Trung Á từ khoảng hơn 5.000 năm trước. Tại Việt Nam, tỏi được coi là đặc sản của một số vùng, kể đến như tỏi cô đơn huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), tỏi Phan Rang, tỏi Hà Bắc.

Bên cạnh hương vị cay nồng thơm ngon, tỏi còn mang đến nhiều lợi ích nổi bật cho sức khỏe. Theo đông y, loại gia vị có vị cay, tính ấm làm ấm tỳ vị, giải độc. Không chỉ vậy, tỏi còn có thể chữa các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa, đau bụng, sốt rét…

Những công dụng của tỏi đối với sức khỏe

Tăng cường hệ miễn dịch

Theo nghiên cứu, tỏi sống có chứa vitamin C nên có khả năng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Nếu 1 người mắc cảm cúm, loại gia vị này cũng có thể ngăn chặn các triệu chứng trở nặng. Vì vậy, mỗi chúng ta nên bổ sung loại gia vị này vào bữa ăn hàng ngày.

Làm giảm huyết áp

Các bệnh tim mạch như đau tim và đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong. Tăng huyết áp là một trong những yếu tố quan trọng nhất có thể dẫn đến các tình trạng này.

Các nghiên cứu trên người đã phát hiện ra chất bổ sung tỏi có tác động đáng kể đến việc giảm huyết áp ở những người bị huyết áp cao. Nên ăn khoảng bốn tép tỏi mỗi ngày.

Loại gia vị nhà nào cũng có được coi là "vua chống ung thư", có tác dụng trị cảm lạnh và cảm cúm.

Chống viêm, chống ung thư

Tỏi còn được mệnh danh là “vua chống ung thư” trong tất cả các loại gia vị. Trong tỏi có chứa allyl sulfide - là 1 hợp chất có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa tốc độ phát triển của tế bào ung thư.

Không chỉ vậy, loại gia vị quốc dân này còn đóng vai trò giữ DNA của tế bào không bị hư hại, ngăn ngừa các tế bào ung thư xuất hiện. Một số loại ung thư có nguy cơ bị đẩy lùi như ung thư dạ dày, tuyến tụy, tuyến tiền liệt, thực quản… khi ăn tỏi thường xuyên.

Cải thiện mức cholesterol, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Bổ sung tỏi có thể làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol - LDL (xấu), đặc biệt là ở những người có cholesterol cao. Tuy nhiên cholesterol - HDL (tốt) và triglyceride (chất béo trung tính) cao dường như lại không bị ảnh hưởng.

Giảm lượng đường trong máu

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn tỏi sống có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Dù tỏi sống có mùi hăng và cay nồng hơn nhưng thực chất chúng lại là gia vị nhiều người sử dụng trong bữa ăn.

Khi ăn tỏi sống, gan có thể tránh được 1 số độc tố, đồng thời lượng đường trong máu cũng được kiểm soát hiệu quả. Điều này có lợi cho các bệnh nhân tiểu đường cũng như những người lo lắng lượng đường huyết cao bất thường và mắc căn bệnh này.

Giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ

Tổn thương oxy hóa từ các gốc tự do góp phần vào quá trình lão hóa. Tỏi có chứa chất chống oxy hóa hỗ trợ các cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại tác hại của quá trình oxy hóa này.

Liều cao bổ sung tỏi đã được chứng minh là làm tăng các enzym chống oxy hóa ở người, cũng như giảm đáng kể căng thẳng oxy hóa ở những người bị huyết áp cao.

Các tác động kết hợp trong việc giảm cholesterol và huyết áp, cũng như các đặc tính chống oxy hóa, có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh não phổ biến như bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ.

Loại gia vị nhà nào cũng có được coi là "vua chống ung thư", có tác dụng trị cảm lạnh và cảm cúm.

Cải thiện sức khỏe của xương

Chưa có nghiên cứu nào trên người đo lường tác động của tỏi đối với sự mất xương.

Tuy nhiên, các nghiên cứu trên loài gặm nhấm đã chỉ ra rằng nó có thể giảm thiểu sự mất xương bằng cách tăng estrogen ở phụ nữ.

Một nghiên cứu ở phụ nữ mãn kinh cho thấy rằng, một liều chiết xuất tỏi khô hàng ngày (tương đương với 2 gam tỏi sống) làm giảm đáng kể dấu hiệu của sự thiếu hụt estrogen. Điều đó cho thấy rằng chất bổ sung này có thể có tác dụng hữu ích đối với sức khỏe xương ở phụ nữ.

Thực phẩm như tỏi và hành tây cũng có thể có tác dụng hữu ích đối với bệnh viêm xương khớp.

Những lưu ý khi sử dụng tỏi

Trẻ có thể bị bỏng và loét da nếu bạn giã tỏi nguyên chất hoặc nồng độ đậm đặc đặt vào vùng da đó. Đây là trường hợp rất hay gặp loét viêm da vùng rốn do cha mẹ hoặc người chăm sóc hay đặt để làm khô dịch rốn ở trẻ sơ sinh.

Bỏng niêm mạc mũi nếu bơm rửa mũi bằng dung dịch tỏi đậm đặc hoặc rượu tỏi theo truyền miệng là sẽ chữa khỏi viêm mũi xoang… Có thể bị tổn thương toàn bộ niêm mạc mũi xoang thậm chí tổn thương cả dây thần kinh khứu giác gây mất mùi.

Ngoài ra trong quá trình sử dụng và bảo quản tỏi, nếu nhận thấy tỏi mọc mầm thì bạn cũng không nên quá lo lắng bởi tỏi mọc mầm không hề độc mà hoàn toàn có thể ăn được hoặc dùng để trồng tỏi ngay tại nhà. 

Như Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật