Hành tím hay hành khô là một loại hành nhỏ, thon dài, có hương vị thường được mô tả là sự pha trộn tinh tế giữa hành tây và tỏi. Chúng mọc thành chùm, chứa ít nước và có vỏ mỏng hơn hành tây nhưng có thể khiến bạn chảy nước mắt như nhau.
Chứa nhiều chất dinh dưỡng và hợp chất thực vật, hành tím mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. So với hành tây, hành tím là nguồn cung cấp protein, chất xơ và vi chất dinh dưỡng đậm đặc hơn, bao gồm canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm, đồng, folate, vitamin B, vitamin A và C.
Hơn nữa, hành tím thuộc họ allium cùng với tỏi, hành lá, tỏi tây... nên nó chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ và các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ - tất cả đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một trong những hợp chất mạnh mẽ này là allicin - được hình thành khi hành tím bị nghiền nát hoặc cắt nhỏ, giải phóng chất chống oxy hóa.
Loại củ nhỏ nhưng là "vua" các rau củ, giúp cân bằng huyết áp, tốt cho tim mạch.
Dưới đây là những giá trị sức khỏe mà hành mang lại cho cơ thể:
Hành tím giàu sắt, đồng và kali, có khả năng kích thích sản xuất tế bào hồng cầu. Thêm vào đó, hành tím có thể cải thiện lưu thông máu bằng cách tăng cường vận chuyển oxy đến các khu vực quan trọng của cơ thể, tăng mức năng lượng và cải thiện sự phát triển của tế bào.
Ăn hành tím giúp giảm cholesterol và triglyceride. Hợp chất lưu huỳnh trong củ hành có tác dụng chống máu vón cục. Quercetin ngăn ngừa xơ cứng động mạch bằng cách loại bỏ hình thành mảng bám và làm giảm nguy cơ đau tim.
Chất chống oxy hóa là những hợp chất giúp bảo vệ tế bào của bạn khỏi bị hư hại bởi các chất gọi là gốc tự do. Quá nhiều gốc tự do có thể gây ra căng thẳng oxy hóa trong cơ thể, dẫn đến viêm nhiễm cũng như các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim và tiểu đường.
Hành tím rất giàu các hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa, chẳng hạn như quercetin, kaempferol và allicin. Một nghiên cứu phân tích hoạt động chống oxy hóa của 11 loại hành phổ biến cho thất hành tím chứa hàm lượng cao nhất. Một nghiên cứu khác so sánh khả năng chống oxy hóa của 6 loại rau củ thuộc họ Allium lưu ý rằng hành tím có tác dụng chống oxy hóa cao thứ 2 sau hẹ.
Hành tím có lượng calo thấp, ít natri và không chứa chất béo. Đặc biệt, hành tím giúp tăng độ đàn hồi của mạch máu và có hiệu quả trong việc làm giảm huyết áp. Thêm vào đó, sự kết hợp của kali và allicin giúp làm giãn thành mạch, tăng lưu lượng máu tự do.
Hoạt động kháng viêm của hành tím giúp nới lỏng các cơ đường hô hấp và làm giảm hen suyễn cùng viêm phế quản. Nó cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa ho, cảm lạnh, cúm, hắt hơi và chảy nước mũi.
Loại củ nhỏ nhưng là "vua" các rau củ, giúp cân bằng huyết áp, tốt cho tim mạch.
Hành tím rất giàu allium và allyl disulfide - 2 hợp chất phytochemical có đặc tính chống lại bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, những hợp chất này còn giúp quản lý và điều chỉnh lượng đường huyết trong cơ thể.
Các chất hóa học thực vật disulphide, trisulphide, cepaene và quercetin trong hành tím có tác dụng làm giảm viêm, ngừa ung thư. Hành tím còn giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa bao gồm ăn mất ngon, khó tiêu, rối loạn dạ dày và túi mật.
Axit gamma-aminobutyric có trong hành tím là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng tác động trực tiếp đến việc thư giãn não bộ. Ngoài ra, các khoáng chất và vitamin trong hành tím còn có công dụng giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
Hành tím rất giàu canxi, có lợi cho việc duy trì và cải thiện mật độ xương. Do đó, bổ sung hành tím vào chế độ ăn uống là điều cần thiết để giúp xương khỏe mạnh và dẻo dai.
Loại củ nhỏ nhưng là "vua" các rau củ, giúp cân bằng huyết áp, tốt cho tim mạch.
Về cơ bản, việc ăn hành tím đã nấu chín là an toàn cho sức khỏe.
Điều chúng ta cần chú ý là tiêu thụ hành tím sống. Ăn hành tím sống đôi khi có thể dẫn đến khó chịu về tiêu hóa vì chúng là nguồn cung cấp fructan - một loại carbohydrate mà một số người cảm thấy khó tiêu hóa. Hơn nữa, hành tím chưa chín có thể có mùi hơi nồng và hàm lượng một số hợp chất cao hơn, có thể gây khó chịu hoặc đau bụng ở những người nhạy cảm.
Mặc dù không phổ biến nhưng dị ứng hành tím vẫn có thể xảy ra với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng dị ứng có thể bao gồm ngứa, nổi mề đay và sưng tấy. Nếu bạn bị dị ứng với các rau củ thành viên khác trong họ hành, chẳng hạn như hành lá và tỏi thì bạn cũng có thể bị dị ứng với hành tây.