Củ su hào là loại rau củ có nhiều vào mùa đông. Su hào còn được gọi là phiết làn, giới lan, giá liên. Su hào có tác dụng chữa tiểu tiện lâm trọc (nghĩa là nước tiểu đục, tiểu nhỏ giọt), não lậu (viêm xoang mũi), thũng độc, đại tiện xuất huyết... Bộ phận dùng làm thuốc của su hào ngoài phần thân còn có lá, tác dụng đàm tích, thực tích.
Su hào có thể ăn sống hoặc qua nấu nướng. Cả củ lẫn lá đều dồi dào dưỡng chất và khoáng chất như vitamin C, vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin K, đồng, potassium (kali), manganese, sắt, calcium... Ngoài ra, su hào còn chứa hàm lượng cao các chất xơ, các hợp chất chống oxy hóa.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100 gram su hào cung cấp 27kcalo, 1,7g chất đạm, 6,2g carbohydrate, 3,6g chất xơ, 24mg canxi, 19mg magiê, 46mg phốt pho, 350mg kali, 20mg natri, 62mg vitamin C, 22µg beta caroten, 16 µg folate.
Lợi ích của củ su hào đối với sức khỏe
Chứa nhiều chất chống oxy hóa
Su hào có chứa nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin C, anthocyanins, isothiocyanates và glucosinolates. Đây là những hợp chất thực vật bảo vệ tế bào chống lại tác hại của các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bệnh tim và viêm.
Su hào giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm táo bón
Giá trị dinh dưỡng của củ su hào rất cao, nó chứa một lượng lớn chất xơ, không chỉ giúp thúc đẩy nhu động ruột mà còn thải các chất có hại ra khỏi cơ thể. Từ đó, có thể giúp bạn ngăn ngừa táo bón.
Ngoài ra, su hào su hào giúp duy trì hệ lợi khuẩn trong đường tiêu hóa, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ và ung thư ruột kết.
Tăng cường sức khỏe đường ruột
Loại củ chỉ mùa đông mới có, là thần dược cho sức khỏe nhưng lại "đại kỵ" với nhóm người này.
Su hào có nhiều chất xơ, cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, đáp ứng được khoảng 17% nhu cầu chất xơ hàng ngày của cơ thể.
Chất xơ hòa tan trong nước giúp duy trì lượng đường và cholesterol trong máu khỏe mạnh. Còn chất xơ không hòa tan thúc đẩy nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. Chúng tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, giúp nuôi dưỡng các tế bào trong ruột và có thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim và béo phì.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Su hào chứa lượng lớn vitamin C nên có tác dụng giúp con người loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể và tăng cường sức đề kháng. Loại thực phẩm này được coi là sự lựa chọn tốt cho sức khỏe mọi người.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Su hào có chứa các hợp chất thực vật mạnh mẽ được gọi là glucosinolate và isothiocyanates. Nếu như glucosinolate có khả năng mở rộng mạch máu và giảm viêm thì isothiocyanates có đặc tính chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch.
Ngoài ra, su hào còn cung cấp lượng chất xơ dồi dào giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim. Theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn giàu chất xơ có thể làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim tới 24%.
Tăng năng lượng
Do có chứa nhiều potassium (kali) vốn đóng vai trò "đinh" trong các hoạt động của cơ và thần kinh trong cơ thể, giúp chúng ta vận động, hít thở, phản xạ... Một bữa ăn có su hào sẽ là một nguồn cung cấp potassium lý tưởng, giúp cơ thể tỉnh táo, năng lượng dồi dào.
Điều hòa huyết áp
Do su hào chứa nhiều kali vốn đóng vai trò như một chất giãn mạch, làm giảm sự căng thẳng trên hệ thống tim mạch bằng cách làm giảm sự căng thẳng của mạch máu và động mạch. Điều này giúp làm tăng tuần hoàn, cung cấp oxy cho các vùng trọng điểm, nhờ đó làm giảm các rủi ro về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ... Kali cũng đóng một phần quan trọng trong việc điều tiết chất lỏng trong cơ thể. Cùng "song kiếm hợp bích" với natri để điều chỉnh sự dịch chuyển chất lỏng giữa các tế bào.
Ngừa ung thư
Các thành phần dinh dưỡng trong su hào có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư cũng như cải thiện chức năng của gan, phổi. Ngoài ra, su hào rất giàu lưu huỳnh, giúp hỗ trợ sản xuất indole-3-carbinol và isothiocyanates, giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Cải thiện thị lực
Một trong những công dụng tuyệt vời của su hào là ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể nhờ chứa nguồn chất chống oxy hóa và các hợp chất carotene dồi dào, nhất là beta-carotene. Bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp đôi mắt thêm khỏe mạnh.
Củng cố xương
Su hào chứa nhiều manganese, sắt, calcium nên rất tốt cho xương khi tuổi về chiều. Ngăn ngừa bệnh loãng xương khi bạn còn trẻ là tốt nhất, vì vậy hãy chú trọng những thực phẩm giàu calcium.
Loại củ chỉ mùa đông mới có, là thần dược cho sức khỏe nhưng lại "đại kỵ" với nhóm người này.
Những ai không nên ăn củ su hào
Người đau dạ dày, trẻ em
Su hào là thực phẩm có thể chế biến được với nhiều cách. Tuy nhiên, nếu ăn sống hàm lượng các chất sẽ cao hơn, song có thể gây đau bụng cho một số người khó tiêu hóa.
Kể cả những người bị đau dạ dày, trẻ nhỏ không nên cho món nộm su hào sống hoặc ăn sống trực tiếp. Còn theo đông y, ăn nhiều su hào sẽ bị hao khí tổn huyết.
Người bị bệnh tuyến giáp
Su hào có thể chứa goitrogens, các hợp chất thực vật thường gặp trong các loại rau họ cải bắp như bông cải, súp lơ… có thể gây sưng tuyến giáp. Vì thế, những người bị rối loạn chức năng tuyến giáp nên hạn chế dùng su hào.
Ăn nhiều su hào gây hao tổn khí huyết
Theo Đông y, su hào có tính mát, vị ngọt hơi đắng, có tác dụng hóa đờm, giải khát, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, giúp dạ dày. Chủ yếu dùng chữa nước tiểu đục, đi ngoài ra máu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tỳ hư hỏa vượng, trúng phong bất tỉnh.
Tuy nhiên các bác sỹ Đông y vẫn khuyên bạn không nên ăn quá nhiều su hào bởi su hào có thể giải độc, lợi tiểu, nên khi ăn nhiều quá trình thanh lọc diễn ra quá mạnh sẽ khiến cơ thể bị hao tổn khí huyết.
Như Quỳnh (T/h)