Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Loại "thần dược" được thế giới công nhận trị nhiều bệnh nhưng không phải ai cũng có thể ăn

  • Nguyễn Linh
(DS&PL) -

Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh công dụng "thần kỳ" của tỏi đen. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn.

Công dụng của tỏi đen với sức khỏe

Thông tin từ báo Tiền Phong, tỏi đen là loại tỏi trắng thường được chọn lọc cẩn thận rồi trải qua một quá trình lên men khoảng 45 ngày, dưới sự kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ và độ ẩm.

Tỏi đen có màu đen, vị ngọt, không có mùi cay hăng như tỏi thường và có tác dụng tốt gấp nhiều lần loại tỏi thường. Bởi sau quá trình lên men tỏi sẽ sản sinh ra nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe mà tỏi trắng thường không có như flavonoid, thiosulfite, polyphenol, carboline.

Tỏi đen có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Ảnh minh họa

Quan trọng nhất hợp chất S-Allyl cysteine có trong tỏi đen giúp chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho sức khỏe chúng ta. Theo các nghiên cứu về tác dụng sinh học tỏi đen có khả năng ngăn chặn ung thư hình thành, làm chậm sự tăng trưởng và giảm kích thước khối u đang tồn tại.

Bên cạnh đó hợp chất S-Allyl cysteine trong tỏi đen có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu ngăn chặn cơ hội hình thành mảng bám trong động mạch, điều hòa huyết áp, bảo vệ tim mạch, tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa….

Ngoài ra, tỏi đen có tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng.

Tác dụng phụ của tỏi đen

Gây nóng trong, táo bón

Với những người bị nóng trong, có vấn đề sức khỏe liên quan đến dạ dày, tá tràng thì nên hạn chế sử dụng tỏi đen. Người phục hồi sức khỏe sau bệnh ăn nhiều tỏi đen có thể gây nóng trong người, khó chịu. Liều lượng sử dụng với các trường hợp này chỉ nên khoảng 10 gram mỗi ngày, sử dụng nhiều có thể dẫn đến hiện tượng táo bón.

Tác dụng phụ của tỏi đen có thể gây nóng trong. Ảnh minh họa

Rối loạn tiêu hóa

Nếu bạn ăn tỏi đen quá nhiều trong ngày, chúng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa và dạ dày của bạn. Một số trường hợp gây rối loạn tiêu hóa, xuất hiện các dấu hiệu như đầy hơi, dạ dày khó chịu, ợ nóng, hoặc tiêu chảy.

Dị ứng

Tỏi đen cũng như các loại thực phẩm khác, có thể gây dị ứng cho một số đối tượng. Tỏi đen có hàm lượng Allicin cao, nếu không được chuyển hóa hết có thể bị gây dị ứng cho da. Không phải ai cũng thích hợp sử dụng tỏi đen, nhất là những người có tiền sử dị ứng phải sử dụng thử và chú ý.

Ngộ độc

Đây là tác dụng phụ của tỏi đen nghiêm trọng nhất nếu sử dụng sai cách. Người bị ngộ độc sẽ xuất hiện những triệu chứng khó chịu trong dạ dày trước khi bị ngộ độc. Trường hợp ngộ độc do ăn tỏi đen rất hiếm xảy ra. Nhưng các bạn cũng nên chú ý nếu sử dụng tỏi đen mà gặp triệu chứng này.

Ăn tỏi đen không đúng cách có thể gây ra tác dụng phụ. Ảnh minh họa

Ảnh hưởng tới công dụng của các loại thuốc đang dùng

Tỏi đen có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc trong một vài trường hợp. Sử dụng tỏi đen không tốt cho người đang dùng thuốc chống đông máu, hay người đang điều trị HIV/AIDS. Vì vậy, khi đang sử dụng thuốc chữa bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng tỏi đen.

Những ai không nên ăn tỏi đen

Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời dược sỹ Ngô Thị Minh Tâm, cho biết những người dưới đây không nên ăn tỏi đen dù nó có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe: 

Phụ nữ mang thai không nên ăn tỏi đen. Ảnh minh họa

Phụ nữ mang thai

Người nội nhiệt (nóng trong)

Người dị ứng với tỏi

Người dùng thuốc chống đông máu

Người mắc bệnh tiêu chảy

Người bị huyết áp thấp

Người mắc bệnh về mắt

Người mắc bệnh về gan, thận

Ngoài ra, những người sử dụng rượu ngâm tỏi đen, thuốc tỏi... dài ngày cũng cần thận trọng.

Ăn tỏi đen đúng cách là như thế nào?

Mỗi ngày, bạn có thể ăn một đến ba củ tỏi đen cô đơn, tương đương 3 - 5 gram. Lưu ý, khi ăn, bạn nên nhai kỹ để các thành phần phát huy công dụng, đồng thời không nên dùng quá liều lượng vì có thể gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ.

Tỏi đen có thể dùng theo các cách sau:

Ăn trực tiếp: Nên dùng 2-3 củ tỏi đen mỗi ngày, người già thì nên sử dụng 1-2 củ. Nên ăn riêng thay vì ăn cùng những món khác, vì tỏi đen có thể phản ứng với gia vị, tạo ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Ngâm rượu: Tốt nhất là dùng rượu nếp nguyên chất, uống mỗi ngày một lần, mỗi lần 50 ml.

Ngâm với mật ong: Tỏi đen khi kết hợp với mật ong sẽ có tác dụng rất mạnh, đặc biệt là ở trẻ em có bệnh do thay đổi thời tiết.

Nguyễn Linh (T/h)

Tin nổi bật