Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Loại cây có tên lạ nhưng là "dược liệu vàng" dưỡng thận, cực phổ biến ở Việt Nam

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Ở Việt Nam, loại cây này phân bố rải rác ở vùng đồng bằng và miền núi, nó có vị ngọt, hơi đắng, tính mát và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Cây râu mèo còn gọi là Cây bông bạc. Tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth., họ Bạc hà (Lamiaceae). Trên thế giới râu mèo là cây nhiệt đới tương đối điển hình, mọc tự nhiên phổ biến ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, các nước ở Đông Dương và cả ở châu Phi.

Cây râu mèo là vị thuốc Đông y có tác dụng điều trị bệnh sỏi thận, tăng bài tiết, hạ đường huyết… Ở Việt Nam, râu mèo phân bố rải rác ở vùng đồng bằng và miền núi như: Cao Bằng, Thanh Hóa (Vĩnh Lộc), Hà Nội (Ba Vì), Lâm Đồng, Phú Yên (Tuy Hòa), Ninh Thuận (Phan Rang), Kiên Giang (Phú Quốc)… Tuy trồng nhiều nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Theo Viện Dược liệu, hằng năm nước ta nước phải nhập khẩu hàng chục tấn dược liệu cây râu mèo từ Trung Quốc, Campuchia.

Thông thường mọi người sẽ thu hái cây râu mèo khi chưa ra hoa, phơi sấy rồi sắc lấy nước uống. Trong Đông y, loại cây này có vị ngọt, hơi đắng, tính mát và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Bổ thận

Trong các nghiên cứu trên bệnh nhân cho thấy, cây râu mèo khô có tác dụng làm kiềm hóa máu, sự có mặt của hoạt chất orthosiphonin và muối kali trong râu mèo có tác dụng giữ cho acid uric và muối urat ở dạng hòa tan, do đó phòng ngừa được sự lắng đọng của chúng để tạo thành sỏi thận, kết hợp với tính năng lợi tiểu thì vị này được dùng.

Trong Đông y, loại cây này có vị ngọt, hơi đắng, tính mát và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Tác dụng lợi tiểu

Dịch chiết từ râu mèo trên thí nghiệm bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch có tác dụng tăng cường bài tiết nước tiểu và các chất điện giải Na+ K+ Cl.

Kiểm soát đường huyết

Nếu như trước đây đái tháo đường là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi thì hiện nay nhiều người trẻ cũng vướng phải căn bệnh này. Đây là bệnh lý mạn tính diễn biến âm thầm, khi người bệnh có các biểu hiện, triệu chứng thì bệnh thường ở giai đoạn nặng. Kèm theo đó, người bệnh đái tháo đường thường kiểm soát đường huyết không tốt có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Theo các chuyên gia khoa học, trong nước của cây râu mèo có chứa nhiều thành phần có lợi cho người bệnh tiểu đường. Theo đó, chiết xuất từ loại thảo dược này sẽ hỗ trợ quản lý rối loạn dung nạp glucose và mức insulin cao ở bệnh nhân tiểu đường.

Tăng sức đề kháng

Các flavonoid trong râu mèo có tác dụng chống oxy hóa và bẫy gốc tự do là các chất gây tổn hại cho tế bào và hệ miễn dịch của cơ thể, do đó râu mèo còn có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể.

Bảo vệ gan

Công dụng bảo vệ gan của cây râu mèo đã được các nhà khoa học khẳng định. Theo đó, việc sử dụng chiết xuất từ loại thảo dược này giúp bảo vệ gan bị tổn hại bởi việc sử dụng quá liều thuốc hạ sốt paracetamol.

Công dụng bảo vệ gan của cây râu mèo đã được các nhà khoa học khẳng định.

Tác dụng trị mụn

Khi nghiên cứu hiệu quả trị mụn người ta thấy, một loại mỹ phẩm dạng nhũ tương có chứa 2% trích tinh lá râu mèo có tác dụng làm giảm chất bã nhờn và kích thước mụn trên những người da nhờn, từ đó có hiệu quả trong ngăn ngừa và điều trị mụn.

Trị đau nhức do bệnh gout

Thuốc có tác dụng thông tiểu, kháng viêm nên rất tốt cho người bị bệnh gout. Bởi vì một số thành phần hóa học trong vị thuốc này có thể làm giảm lượng ure, clorua và axit uric trong cơ thể.

Theo Đông y, râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng lợi niệu, thanh nhiệt, trừ thấp, được dùng với tác dụng thuốc lợi tiểu mạnh, thông mật. Ứng dụng trong các bệnh như bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, viêm túi mật, uống trị viêm thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang...

Tin nổi bật