Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Lỡ tay chia sẻ hóa đơn chứa mã QR trên Facebook, nam thanh niên bị dân mạng "đặt ké" đồ ăn đến 30 triệu

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Chia sẻ ảnh đồ ăn và hóa đơn trên Facebook, nam thanh niên bị dân mạng đặt thêm hàng trăm xuất đồ ăn thông qua mã QR trong ảnh.

Mới đây, một người đàn ông ở Hong Kong (Trung Quốc) đã đăng vào nhóm thích sushi và sashimi trên Facebook về việc ăn tối tại Genki Sushi tại East Point ở Tseung Kwan O. Bức ảnh cho thấy một đĩa sushi và một hóa đơn thanh toán. Vấn đề là trên tờ hóa đơn có cả mã QR đặt đồ ăn của anh ta.

Một số thành viên của nhóm Facebook ẩm thực đã chơi xấu người đàn ông này. Họ quét mã QR trên tờ hóa đơn và tiếp tục đặt món tại nhà hàng cho anh. Món nào đắt thì họ đặt thật nhiều, chẳng hạn như 21 tô cơm lươn, giá mỗi tô là 78 USD Hong Kong (khoảng 230.000 đồng), thêm cả sushi và sashimi, cùng các món tráng miệng và đồ uống nữa.

Thanh niên khoe ảnh đi ăn sushi lên một nhóm Facebook. Ảnh: DS Daily.

Theo hệ thống ghi lại thì chỉ trong vòng 9 phút buổi trưa, dân mạng đã dùng mã QR của thanh niên kia để thực hiện 140 lệnh đặt món ăn. 

Sau cú sốc vì nhận hóa đơn 30 triệu, chàng trai đã nhờ nhà hàng kiểm tra lại và cuối cùng, một phát ngôn viên của nhà hàng xác nhận, họ chỉ tính tiền những món thực khách kia gọi và có ăn tại nhà hàng, còn những món do dân mạng đặt thì họ hủy cho. Bài đăng gốc cũng bị xóa khỏi nhóm Facebook. 

Sự việc này khiến cư dân mạng nhắc nhau rằng, việc khoe những món ăn ngon trên mạng xã hội là bình thường thôi, nhưng luôn phải cẩn thận với những gì bạn chia sẻ, chẳng hạn, đừng đăng mã QR hay các thông tin cá nhân khác lên mạng xã hội. Vì bạn không thể biết rằng cái giá phải trả sẽ là thế nào đâu.

Hiệp hội Người tiêu dùng Trung Quốc cho biết nhiều ứng dụng smartphone ở Trung Quốc đang thu thập quá nhiều dữ liệu cá nhân, trong đó có vị trí, danh sách liên lạc và số điện thoại di động.

Đến nay, các ứng dụng này vẫn còn lấp lửng về quyền riêng tư dữ liệu. Một mặt, họ công bố lợi ích của dữ liệu lớn với các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI), với việc tạo trải nghiệm tiêu dùng hiệu quả, cá nhân hóa hơn. Mặt khác, họ phải đối phó với lo ngại gia tăng về cách thông tin riêng tư được thu thập và sử dụng để giữ lòng tin của người dùng.

Báo cáo Internet Trung Quốc 2019 cho biết AI được sử dụng trên quy mô lớn ở Đại lục, với nhiều ứng dụng từ trả tiền vé tàu điện ngầm, nhận phòng khách sạn cho đến giúp chính quyền theo dõi tội phạm lẩn trốn. Nhà đầu tư mạo hiểm kiêm cựu giám đốc Google Trung Quốc Kai-fu Lee cho hay trong thời đại AI ngày nay, dữ liệu là tài nguyên "dầu mới" và Trung Quốc là nước có nhiều nó hơn bất cứ quốc gia nào.

Cuộc khảo sát do Hiệp hội Người tiêu dùng Trung Quốc thực hiện năm ngoái cho thấy 85% người Trung Quốc bị rò rỉ dữ liệu, chẳng hạn như rò rỉ số điện thoại hoặc email cho các bên gửi thư rác. Hiện phần lớn người Trung Quốc vẫn không có cách nào ngoài việc chia sẻ dữ liệu, nếu không họ sẽ bị chặn khỏi việc sử dụng ứng dụng yêu thích hoặc thanh toán dịch vụ, hàng hóa.

Mộc Miên (Theo coconuts.co)

Tin nổi bật